“Thế trận” giữa truyền thông và doanh nghiệp đã “phẳng” và minh bạch hơn trước rất nhiều

Người làm truyền thông giờ đây không còn chỉ tìm phương án giải quyết dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm, mà đã gia tăng hàm lượng chất xám trong cơ chế ra quyết định của mình bằng cả số liệu và nghiên cứu các bài học trong quá khứ.

“Bản lĩnh đan xen nhạy cảm thời cuộc”

Nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào thời kỳ suy thoái thời bình tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua.

Với một ngành nghề nhạy cảm, hàng ngày đối mặt với đủ loại rủi ro như tài chính ngân hàng, ven mạch máu của nền kinh tế chưa bao giờ lại mong manh đến vậy, cũng bởi về cơ bản, kinh doanh tài chính vốn dựa nhiều trên nền tảng của uy tín và niềm tin, mọi loại rủi ro có thể xảy đến đều quy về duy nhất một thứ rủi ro là uy tín.

Nhưng bài học của khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và châu Âu trong thời gian qua minh chứng một điều, hóa ra, sự chuẩn mực trong kinh doanh coi trọng uy tín, thể diện và niềm tin đôi khi ở mức bảo thủ của người châu Á đã phát huy tác dụng rất mạnh trong khủng hoảng.

Ngay sau sự sụp đổ của các nhà băng lớn ở Mỹ và châu Âu, dòng tiền không bỗng dưng đổ ồ ạt vào các tài sản và nhà băng ở bên kia bán cầu. Các nhà đầu tư dù ở đâu trên thế giới, rồi cũng sẽ tự cho mình một lý do để tìm đến nơi họ nhận thấy niềm tin và văn hóa kinh doanh đã được xây dựng một cách bài bản, vững chắc và lâu đời.

Để đối phó với những thách thức của khủng hoảng thông tin mà đúng hơn là khủng hoảng niềm tin, doanh nghiệp và người làm truyền thông đều xây dựng cho mình đầu tiên là bản lĩnh và cả sự nhạy cảm thời cuộc, hai thứ này luôn được tôi luyện đan xen.

Nếu doanh nghiệp có sự tự tin và kiên định, thì trong những thời điểm khó khăn, khi nhiều thông tin tiêu cực đang lan truyền, người làm truyền thông sẽ dò được sự nhạy cảm, để luôn đảm bảo được giá trị và luồng thông tin của doanh nghiệp được truyền tải đúng cách và đến đúng đối tượng.

“Không bao giờ có giải pháp hoàn hảo”

Bản lĩnh ở đây còn là sự chấp nhận một thực tế: không bao giờ tồn tại những giải pháp, những hướng đi hoàn hảo, mà chỉ có những hướng tiếp cận và quyết định phù hợp nhất với tình hình.

Và có lẽ lâu nay người làm truyền thông đã không còn chỉ tìm phương án giải quyết dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm, mà đã gia tăng hàm lượng chất xám trong cơ chế ra quyết định của mình bằng cả số liệu và nghiên cứu các bài học trong quá khứ.

Quảng cáo

Khủng hoảng của một doanh nghiệp cùng ngành không làm ta vô can, trái lại nó còn làm ta sẵn sàng khi cơn dông ập đến.

So với khoảng 7-10 năm trước đây, “thế” trận giữa truyền thông và doanh nghiệp tại Việt Nam đã “phẳng” và minh bạch hơn trước rất nhiều, khi ngày càng bị ràng buộc bởi pháp lý và các quy định kiểm soát thông tin. Tuy nhiên, việc bảo vệ uy tín thương hiệu, củng cố niềm tin vẫn luôn là một thách thức, bởi chính sự phát triển của các loại hình truyền thông mới, nhanh và ám thị hơn, đòi hỏi sự ứng biến đa dạng và tâm thế sẵn sàng các phương án bảo vệ thương hiệu, gia cố “pháo đài niềm tin”.

“Linh hoạt là chìa khóa của ổn định”

Ở một khía cạnh khác, sự linh hoạt cũng là chìa khóa của sự ổn định, điều này càng đúng với câu chuyện của truyền thông doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Sự ổn định thường đi đôi với những điều vững chắc, nhưng trong trạng thái bất ổn định, sự linh hoạt lại giúp chúng ta thích nghi và dễ dàng thiết lập trạng thái ổn định của thương hiệu, mà không lo ngại việc rơi vào vòng xoáy của thị trường.

Linh hoạt còn là sự đảm bảo nội bộ doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và thực tế về vấn đề đang diễn ra. Các cụ nói “trong ấm thì ngoài êm” là hoàn toàn chính xác, chỉ khi nội bộ ổn định, ổn định ngay cả trong trạng thái cần linh hoạt, thì doanh nghiệp mới mong có thể xử lý các vấn đề thông tin ở bên ngoài thuận lợi.

Đối diện với những thông tin gây nhiễu loạn có cơ hội bùng phát, gây ra phản ứng tiêu cực, đặc biệt là trên mạng xã hội.một lần nữa chính doanh nghiệp cũng cần giúp khách hàng linh hoạt hơn với truyền thông và nhìn nhận đa chiều thông tin. Chúng ta không chỉ giúp bản thân chọn lọc thông tin cẩn thận hơn, mà còn phải chủ động giúp công chúng “học” được cách chọn lọc và nhìn nhận thông tin.

Sẵn sàng đưa ra những thông tin đa chiều, để làm rõ và kèm theo các hàm lượng “phổ biến kiến thức” cũng là cách thể hiện ứng xử văn minh cần có với khách hàng ở các doanh nghiệp chân chính, muốn phát triển bền vững.

“Dự đoán xu hướng, dự báo các nguy cơ”

Ngoài ra, với thời đại số đa nền tảng hiện nay, các công ty cần có một chiến lược truyền thông hiện đại và sáng tạo, tận dụng mọi nền tảng để thu hút sự chú ý của khách hàng, qua đó tạo niềm tin cho họ.

Việc sử dụng đa nền tảng truyền thông xã hội và quảng cáo trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp giữ liên lạc với khách hàng của mình thông qua những thông điệp tích cực một cách chủ động và thường xuyên.

Cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng, nhiều doanh nghiệp vốn dĩ đã có một hệ thống giám sát và phản hồi nhanh chóng, để đối phó với các thông tin “tiêu cực”, nhưng vẫn cần hơn một kế hoạch dự đoán xu hướng và dự báo các nguy cơ có thể xảy ra.

Điều này giúp cho doanh nghiệp không chỉ đáp ứng và phản hồi kịp thời trước tình huống không mong muốn, mà còn có những sự chuẩn bị từ xa, bồi đắp bằng các chiến dịch truyền thông để truyền tải thông tin tích cực và giúp xây dựng niềm tin của khách hàng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, có một số nhà băng đã điều chỉnh giảm, trái với xu hướng liên tục tăng trong thời gian gần đây trên thị trường.

Giá vàng đi xuống khi Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Agribank và chuyện hậu trường ngân hàng "Big 4" duy nhất chưa cổ phần hóa

Trong nhóm “Big 4” ngân hàng có vốn Nhà nước, Agribank hiện là cái tên duy nhất chưa hoàn tất cổ phần hóa. Dù “deadline” được Chính phủ đặt ra đang đến gần, nhưng những vướng mắc về pháp lý, tài chính và tổ chức vẫn khiến hành trình này trở nên chông gai.

Agribank có tân Phó Tổng Giám đốc Tăng trưởng tín dụng của Agribank đạt trên 9% Agribank báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng hơn 8%

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 vượt trên 16.700 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu hiệu quả thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank