Thanh khoản HOSE tăng gần 40%, tiền nội liên tục cải thiện

So với cùng thời điểm sáng hôm qua, phiên sáng 28/3 thanh khoản trên HOSE đã có sự cải thiện gần 40%.

Thanh khoản HOSE tăng gần 40%, tiền nội liên tục cải thiện

Thanh khoản trên thị trường đang được cải thiện, cùng với đó, lực mua của khối ngoại vẫn khá đều đặn.

Định vị thị trường

Các cổ phiếu Ngân hàng tại Mỹ đã hồi phục khá tốt trong đêm qua để giúp Dow Jones, S&P 500 cùng tăng điểm nhẹ. Tâm lý được xoa dịu nên các thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm đồng đều hơn. VN-Index cùng với KLCI, IDX, SET, KOSPI, SHCMP có mức tăng dưới 1% trong đó KOPSI của Hàn Quốc là chỉ số có mức tăng tốt nhất.

Chất xúc tác

Lực mua của khối ngoại vẫn khá đều đặn và được duy trì ở phiên đầu tuần. Tuy nhiên, giá trị mua ròng các phiên gần đây không ghi nhận quy mô lớn. Theo thống kê, trong 2 phiên gần nhất, giá trị mua ròng của khối ngoại đều dưới 200 tỷ đồng. Dường như vai trò của các quỹ ngoại khác đã không còn được thể hiện rõ, và chủ yếu chỉ tập trung vào ETF Fubon của Đài Loan.

Điều này cũng chưa đáng ngại, bởi thị trường đang có sự cải thiện của tiền nội. Cũng trong 2 phiên vừa qua, thanh khoản của HOSE đã đạt trên mức bình quân 20 phiên. Các trợ lực để tiền nội trở lại, theo CTCK MBS đến từ các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, … đang có những dấu hiệu tích cực. Bên cạnh đó, thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động, bắt đầu giảm lãi suất cho vay diện rộng, … đã kích hoạt được dòng tiền nội quay lại thị trường.

Riêng giá trị giao dịch của phiên sáng nay đã vượt 5.000 tỷ đồng, đạt 5.820 tỷ đồng. So với quy mô cùng thời điểm sáng hôm qua, HOSE đã có sự cải thiện gần 40%.

Quảng cáo

Vận động nhóm ngành

Các cổ phiếu đóng góp về thanh khoản đang khá đa dạng và đến từ các nhóm ngành như Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản với các đại diện là VPB (-1,88%), SSI (+0,48%), NVL (+1,97%).

Hiện VPB bị chốt lời nhẹ sau khi công bố hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho SMBC. Dù vậy, cổ phiếu này vẫn chỉ đang giao dịch trên 20.000 đồng/cổ phiếu, cách xa mức giá mà SMBC phải bỏ ra là 32.000-33.000 đồng/cổ phiếu.

Vận động của các cổ phiếu cùng ngành Ngân hàng như BID (+1,2%), STB (+1,2%), MBB (+1,4%), TCB (+3,4%) vẫn khả quan nên có thể kỳ vọng VPB cũng sẽ có cầu nâng đỡ để triệt tiêu áp lực.

Với nhóm cổ phiếu Bất động sản, hiệu ứng từ việc NVL gia hạn thanh toán trái phiếu vẫn còn tác động tới các mã TDC (+3,1%), SCR (+1,6%), DXG (+1,2%). Tuy nhiên, các cổ phiếu này đều khó tăng giá mạnh.

Nhóm ngành Đầu tư công sau khi bắt nhịp nhanh ở phiên hôm qua vẫn có được hiệu ứng lan tỏa tích cực với LCG (+2,35%), VCG (+1,2%), HT1 (+2,3%), HHV (+3,4%) có biên độ khá mở. PLC trên HNX thậm chí còn đang tăng 6%.

Với thanh khoản liên tục tăng, không loại trừ việc nhà đầu tư trong nước cũng đang đẩy mạnh chốt lời ngắn hạn. Đây là điều vẫn cần quan sát thêm. Chừng nào thị trường vẫn còn nhiều nhóm ngành khả quan thì các hành động này chỉ gây ra rung lắc nhẹ. VN-Index cũng đã có rung lắc nhẹ trong sáng nay rồi lại quay đầu tăng điểm trở lại. Chỉ số tạm dừng phiên sáng với mức tăng 2,97 điểm lên 1.055,22 điểm (+0,28%).

vnindex283a-5875.jpg

HNX-Index trong khi đó chưa cho thấy có sự hào hứng rõ rệt ngoại trừ các trường hợp của PLC và IDC (+1,3%). Chỉ số này giảm 0,48% xuống 205,68 điểm, giao dịch đạt 519 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới