Sửa đổi quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng

Theo dự thảo quy định mới, ngân hàng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác.

Hình minh họa, nguồn: Internet.
Hình minh họa, nguồn: Internet.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc TCTD mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Nhà điều hành cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trên cơ sở đó Chính phủ đã chỉ đạo và giao NHNN khẩn trương rà soát việc các TCTD mua, bán trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN .

Bên cạnh đó, qua kết quả thanh tra, giám sát hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD cho thấy phát sinh tiềm ẩn rủi ro đối với một số mục đích phát hành trái phiếu, việc giám sát sử dụng tiền thu từ trái phiếu của doanh nghiệp phát hành đúng mục đích tại phương án phát hành...

Cụ thể, hiện chưa có quy định điều kiện phát hành trái phiếu về năng lực tài chính, cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các khoản phát hành trái phiếu chưa chặt chẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua việc phát hành nhằm mục đích đặt cọc, góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh, bổ sung vốn lưu động...

Một số doanh nghiệp phát hành và các doanh nghiệp liên quan thực hiện tăng vốn lớn trong thời gian ngắn để chứng minh năng lực tài chính.

Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thuê trả tiền hàng năm chưa đủ điều kiện để nhận làm tài sản bảo đảm, hợp đồng thế chấp chưa công chứng và chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ trái phiếu có tài sản bảo đảm lớn nhưng thực tế chất lượng tài sản bảo đảm không cao. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi doanh nghiệp phát hành mất khả năng thanh toán.

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN là cần thiết và cần được sớm ban hành nhằm phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thực tiễn hoạt động của TCTD, góp phần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tăng cường trách nhiệm của TCTD.

Một số điểm chính

Tại Dự thảo lần này, NHNN đề xuất sửa một số nội dung quan trọng. Trong đó, Dự thảo sửa đổi quy định TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp có Hệ số nợ phải trả (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo BCTC quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, theo Dự thảo sửa đổi, TCTD không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác và trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác.

TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động tương ứng với giá trị trái phiếu theo các vòng quay vốn lưu động trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

Khi TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, TCTD phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

TCTD phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp phát hành, bên bán trái phiếu.

TCTD có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thu từ trái phiếu của doanh nghiệp phát hành đảm bảo số tiền thu từ phát hành trái phiếu được sử dụng đúng mục đích tại phương án, cam kết với TCTD và theo quy định nội bộ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư này; trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành, bên nhận bảo đảm sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu không đúng mục đích tại phương án, cam kết với TCTD, thì TCTD yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn.

Đáng chú ý, tại dự thảo sửa đổi bổ sung lần này, NHNN lấy ý kiến về việc ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN để góp phần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến hết ngày 31/12/2023.

Do đó, trong thời gian kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, TCTD chỉ được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) mà TCTD đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà TCTD đã bán khi:

Thứ nhất, đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này);

Thứ hai, bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ TCTD thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm TCTD ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu;

Thứ ba, doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD tại thời điểm gần nhất trước khi TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp.

Trước đó, Điều 11 của Thông tư 16 quy định: Trong vòng 12 tháng sau khi bán TPDN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM (TPDN chưa niêm yết), TCTD không được mua TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán và/hoặc TPDN chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán.

Sau 12 tháng kể từ khi bán TPDN chưa niêm yết, TCTD chỉ được mua TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán và/hoặc TPDN chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN chưa niêm yết mà TCTD đã bán khi đáp ứng các quy định liên quan.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước: tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.

Tỷ giá biến động trái chiều, giá vàng SJC vẫn đứng im sau kỳ nghỉ lễ Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

"Điểm danh" các ngân hàng có thể được nới room tín dụng Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế

Cổ đông một ngân hàng sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 10 năm

Eximbank sẽ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 3% và 7% bằng cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, Eximbank mới thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, kể từ năm 2014.

Một doanh nghiệp rút khỏi nhóm sở hữu trên 1% vốn Eximbank Mua thêm 89 triệu cổ phiếu, GELEX trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so

Sacombank tiếp tục được The Asian Banking and Finance vinh danh Chi phí dự phòng rủi ro giảm tới 64,6%, Sacombank bão lãi quý II/2024 tăng hơn 13%

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Vi

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu Cổ đông HDBank sắp nhận cổ tức 30%, cao nhất toàn ngành

BoJ sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát phù hợp với dự báo

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn phù hợp với dự báo, mặc dù cần theo dõi sự biến động trên các thị trường tài chính, Phó thống đốc BoJ vừa cho biết.

Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất Quyết định của BOJ có phải nguyên nhân khiến VN-Index mất 8 tỷ USD sau một phiên giao dịch?

NIM giảm, lợi nhuận ngân hàng vẫn có thể tăng 15,3% trong năm nay

Chuyên gia cho rằng, việc giảm nhẹ chi phí trích lập cùng với CIR trong nửa cuối năm 2024 so với đầu năm sẽ bù đắp sự sụt giảm từ NIM, giúp tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế được duy trì tương đương với nửa đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước “bơm” thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng “hạ nhiệt” Nhiều ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu