Thách thức còn dai dẳng, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2025

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang dần được công bố, hé lộ những tham vọng, sự kỳ vọng vào năm mới tươi sáng hơn. Song điểm đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu xen lẫn những phương án rất thận trọng.

Thách thức còn dai dẳng, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2025
Ảnh minh họa

Mới đây, khảo sát của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho thấy, phần lớn doanh nghiệp khá lạc quan khi bước sang năm 2025. Tương tự, vào tháng 10/2024, trong công bố khảo sát 900 đại diện doanh nghiệp của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới có những tín hiệu tích cực, phù hợp với diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Hay như nhận định của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, năm 2025, có nhiều yếu tố có thể đóng góp tích cực cho triển vọng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể là, xuất khẩu tăng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều, các cải cách trong nước diễn ra mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo mới và đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh…

Mặc dù triển vọng khá lạc quan song nhìn chung nền kinh tế còn không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, những rủi ro về các thách thức dai dẳng liên quan đến bất ổn địa chính trị kéo dài, khó đoán định, sự thay đổi của các chính sách thương mại tại một số nền kinh tế sau bầu cử, cạnh tranh giữa các cường quốc về thương mại và công nghệ… sẽ có tác động lớn đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chính bởi vậy, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025, bên cạnh sự lạc quan, cùng những kỳ vọng bứt phá thì các doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng.

Kỳ vọng tăng trưởng

Từ nền tảng năm 2024, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, thậm chí có doanh nghiệp tham vọng mức lợi nhuận kỷ lục.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS mới đây công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, dự kiến tổ chức ngày 16/1 tới đây. Theo đó, HĐQT VPS sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng lợi nhuận trước thuế 3.500 tỷ đồng, gấp 2,3 lần con số 1.500 tỷ đồng của kế hoạch năm 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động của công ty chứng khoán này.

VPS đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan trong bối cảnh công ty đã vượt kế hoạch năm 2024 chỉ sau 9 tháng, với lãi trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tăng trưởng đến chủ yếu từ hoạt động tự doanh hiệu quả.

Cũng hướng tới mức lợi nhuận cao kỷ lục đó là Tổng Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã: SGR). Theo nghị quyết HĐQT hồi đầu tháng 12/2024, Saigonres dự kiến tổng doanh thu hợp nhất năm 2025 ở mức 1.078 tỷ đồng và lãi sau thuế 365 tỷ đồng. So với mục tiêu 2024 thì kế hoạch này tăng lần lượt 72% và 251%. Đây cũng là năm SGR lên kế hoạch lợi nhuận cao kỷ lục.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đặt kế hoạch lạc quan cho năm 2025 như CTCP Viglacera (VGC) dự kiến đạt tổng doanh thu hơn 14.437 tỷ đồng trong năm 2025, tăng 8% so với kế hoạch năm 2024, lợi nhuận trước thuế 1.743 tỷ đồng, tăng 57%.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ đạt 5.579 tỷ đồng, tăng 13%, lợi nhuận trước thuế 1.423 tỷ đồng, tăng 29%.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) dự kiến doanh thu đạt 22.500 tỷ đồng, tăng 40% so với kế hoạch năm 2024.

Các doanh nghiệp dệt may cũng đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, theo đó, Tổng công ty May 10 đặt ra các chỉ tiêu doanh thu đạt 5.055 tỷ đồng tăng 7,4% so với năm 2024, lợi nhuận đạt 135 tỷ đồng tăng 2,3 % so với năm 2024. Thu nhập bình quân đạt 10.500.000 đồng/người/tháng tăng 5% so với năm 2024.

Quảng cáo

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, VGT) kỳ vọng tăng trưởng 6% về doanh thu và 10% về lợi nhuận nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ của các đơn hàng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) cũng đã đưa ra kế hoạch tăng trưởng ổn định với tổng doanh thu dự kiến đạt 27.494 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2024.

Doanh nghiệp càng lớn càng thận trọng

Bên cạnh những doanh nghiệp đưa ra kế hoạch đầy tham vọng, một số doanh nghiệp lớn lại lên kế hoạch thận trọng hơn.

Ở nhóm thép, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (SMC) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025, SMC đặt mục tiêu tổng sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 30 tỷ đồng.

So với kế hoạch lợi nhuận 80 tỷ đồng trong năm 2024, mức lợi nhuận năm 2025 của SMC giảm gần 63%.

Trong khi đó, ở lĩnh vực hàng không, Vietnam Airlines (HVN) ước đạt doanh thu hợp nhất 114.741 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, hãng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử và đánh dấu sự chấm dứt của 4 năm thua lỗ liên tiếp.

Dù vậy, hãng bay vẫn đặt mục tiêu thận trọng trong năm 2025 với kế hoạch doanh thu 95.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.176 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 70% so với ước tính năm 2024. Hãng dự kiến vận chuyển 25,4 triệu lượt khách và 336.300 tấn hàng hóa.

Cũng đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) lên kế hoạch doanh thu năm 2025 đạt 21.782 tỷ đồng, tăng nhẹ nhưng lợi nhuận trước thuế 10.713 tỷ đồng, giảm 11% so với ước thực hiện 2024. Trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2024 là 8% và lợi nhuận là 35%.

Tương tự, một số doanh nghiệp dầu khí cũng lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 rất thận trọng. Như Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, PVT) dự kiến tổng doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2024, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 33%.

Hay Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến doanh thu năm 2025 đạt 107.003 tỷ đồng, tăng 13,5% so với kế hoạch 2024, song lợi nhuận sau thuế 751,6 tỷ đồng, giảm 34,55% so với kế hoạch 2024.

Gặp khó trong nửa cuối năm, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - Đạm Cà Mau (DCM) ước tính doanh thu 2024 đạt 12.932 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.016 tỷ đồng, cùng giảm 1% và 8% so với thực hiện 2023. Cho năm nay, Đạm Cà Mau kỳ vọng doanh thu tăng trưởng nhẹ 2,3% so với thực hiện năm trước lên 13.200 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế giảm tiếp 25% xuống 764 tỷ đồng.

Lãnh đạo DCM đánh giá tình hình chính trị thế giới 2025 được dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp, nhưng nền kinh tế nhiều khả năng sẽ phục hồi. Trong nước cũng có những tín hiệu tích cực từ việc tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy Nhà nước, nhiều dự án, đường cao tốc… hay Chính phủ ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn NVIDIA về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luật thuế VAT (sửa đổi) áp dụng thuế suất 5% với mặt hàng phân bón được kỳ vọng giúp kích cầu, do nông dân được hưởng lợi từ giá phân bón. Doanh nghiệp trong nước cũng sẽ cạnh tranh sòng phẳng với nhập khẩu, nông nghiệp nội địa được thúc đẩy.

Tuy nhiên, năm nay sẽ đối mặt với rủi ro liên quan đến giá khí có khả năng tiếp tục neo cao, làm đội chi phí hoạt động. Đồng thời, biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lục, dịch bệnh… ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Nhu cầu co-working space tại Nghệ An ngày càng cao

Không gian sống xanh trong lòng phố tích hợp co-working space - không gian làm việc chung lần đầu tiên tại Nghệ An đang trở thành lựa chọn của chuyên gia nước ngoài và cộng đồng digital nomad (du mục kĩ thuật số) trong nước, quốc tế.

Một tỉnh có tất cả 207 xã, phường, thị trấn đều không đạt cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số Hà Nội cho phép Ngôi sao Châu Á chuyển gần 5.000 m2 đất sang xây nhà ở xã hội

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Mỹ công bố mức thuế sơ bộ chống bán phá giá thép mạ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp HSG, HPG, NKG?

Theo một doanh nghiệp tôn mạ, dù mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng trên thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất – kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép Việt Nam do việc tạm ngừng xuất khẩu thép mạ sang Mỹ đã kéo dài suốt từ thời điểm khởi xướng điều tra cho đến nay.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?