Tăng tốc chuyển đổi số ngành ngân hàng để thúc đẩy kĩ năng số toàn xã hội

Xây dựng một nền kinh tế số cần sự nỗ lực chuyển đổi số trên toàn xã hội. Với vai trò tiên phong, ngành ngân hàng đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu với tỷ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong một thời gian ngắn: nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như mở tài khoản, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện; nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank),… đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số.

Năm 2021, Việt Nam cũng được Công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực trong khảo sát dịch vụ tài chính cá nhân (PFS) thực hiện tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những lợi ích của chuyển đổi số với ngành ngân hàng rất rõ nét: cụ thể là những kết quả về hệ số CASA (tiền gửi không kỳ hạn) lến đến 40-50%; khả năng duy trì dịch vụ thanh toán cho khách hàng trong thời kỳ giãn cách; tiếp cận đến đối tượng trẻ để nâng cao hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính cho thế hệ tương lai;… những điều này đều khó thể có được nếu như ngân hàng không áp dụng công nghệ số hóa trong vận hành và quản lý của mình.

Ngành tài chính – ngân hàng được xác định là một trong 08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có khả năng thay đổi nhận thức nhanh, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Do đó, để thúc đẩy các trụ cột chuyển đổi số của Chính phủ , trong đó cụ thể là kinh tế số và xã hội số, ngành ngân hàng cần tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, lấy con người làm trung tâm của hoạt động chuyển đổi số, bao gồm khách hàng và cả nguồn nhân lực của ngân hàng.

Cụ thể, ngân hàng đã góp phần thay đổi nhận thức khách hàng với những công nghệ như định danh điện tử giúp giảm thiểu thời gian, chi phí mở tài khoản ngân hàng; nếu như nhiều năm trước đây khách hàng vẫn phải trả phí duy trì tài khoản, di chuyển tới các chi nhánh ngân hàng để mở tài khoản hay mở thẻ, thì giờ đây chỉ cần một vài phút tải app và định danh điện tử, khách hàng đã có ngay tài khoản để sử dụng.

Quảng cáo

Điển hình có thể kể tới MB với App MBBank và video eKYC – định danh nhận dạng cả giọng nói – cho phép người dùng mở tài khoản từ bất kỳ đâu, lựa chọn số tài khoản đẹp khi đăng ký tài khoản, miễn phí chuyển khoản với QR pay, thanh toán các hóa đơn điện, ước, internet, miễn phí rút tiền qua app không cần thẻ tại ATM.

Những sản phẩm được hỗ trợ bởi công nghệ này cho phép phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng tới những vũng sâu vùng xa hơn trên toàn quốc, đơn giản hóa việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cho toàn xã hội.

screen-shot-2022-11-22-at-43519-pm20221122163749-6190.png Đào tạo nhân sự chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu của nhiều ngân hàng

Đối với nguồn nhân lực, ngân hàng luôn nỗ lực để xây dựng môi trường thúc đẩy tinh thần sáng tạo, thử nghiệm, trải nghiệm số. Đặc biệt có thể kể những sáng kiến như Trung tâm Học tập và Sáng tạo và Innovation Lab của MB. Với những sáng kiến này, MB chú tâm vào thái độ sẵn sàng ứng biến nhanh với đổi mới công nghệ của đội ngũ, trau dồi năng lực xử lý vấn đề và phát triển sản phẩm ngân hàng số hóa với tốc độ cao.

Điển hình như Innovation Lab là không gian để mọi nhân viên có thể đề xuất, thử nghiệm các giải pháp, dịch vụ ngân hàng mới, liên tục đưa ra những sáng kiến để phục vụ những nhu cầu ngày càng đa dạng trong bối cảnh tiêu dùng thời đại số.

MB nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo để phát huy tối đa khả năng cá nhân, vượt ra khỏi lối tư duy cũ, thúc đẩy tinh thần dám thử nghiệm, dám trải nghiệm số trong mỗi người, từ đó, khuyến khích họ lan tỏa tinh thần này tới cộng động quanh họ để tạo hiệu ứng lan tỏa (ripple effect), thay đổi tư duy, nhận thức và kỹ năng số của mỗi người.

Ngành ngân hàng được coi là ‘huyết mạch’ của nền kinh tế, khi ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số trên toàn xã hội. Để giữ vững được vai trò tiên phong, thúc đẩy phát triển xã hội số, ngành ngân hàng cần phải tiếp tục chuyển đổi số một cách bài bản với lộ trình cụ thể, chiến lược sáng tạo công nghệ xuyên suốt, lấy con người làm trọng tâm để đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Dự kiến nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng lên 10,5%

Trường hợp ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và mức đệm bảo toàn vốn quy định trong từng giai đoạn sẽ bị hạn chế trong việc phân phối cổ tức bằng tiền mặt.

Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền vào hệ thống Loạt lãnh đạo ngân hàng, người liên quan đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Năm thứ 2 liên tiếp MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính

Ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được vinh danh thuộc Top 10 doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính có Báo cáo thường niên tốt nhất. Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 (VLCA) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức. Sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên Hose, đây là năm thứ 2 liên tiếp MSB nhận danh hiệu này.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Chi tiêu thông minh cho gia đình, lựa chọn thẻ tín dụng MSB Mastercard Family

Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của VIB không chỉ đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của hàng nghìn gia đình, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt bậc, đạt 7% trong quý III/2024, gấp đôi mức trung bình ngành.

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 VIB huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua