Tăng lãi suất margin, nhà đầu tư chứng khoán "một cổ nhiều tròng"

Các công ty chứng khoán kịp tăng vốn trong đợt sóng 2 năm vừa qua sẽ ít gặp áp lực tăng lãi suất margin hơn so với nhóm CTCK có bộ đệm mỏng. Dù vậy, xu hướng đã hình thành và lãi suất cho vay margin có thể còn tăng, tạo thêm khó khăn cho nhà đầu tư chứng

Lãi suất margin có thể vẫn còn tăng nhưng có sự phân hóa giữa các nhóm công ty chứng khoán

Mới đây, Công ty chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đã công bố tăng lãi suất cho vay trên tài khoản giao dịch cổ phiếu từ 5/10. Theo đó, mức lãi suất áp dụng sẽ là 14,5%/năm. Trong khi đó, công ty chứng khoán Rồng Việt cũng tăng lãi suất từ 12,41% lên 13,5% kể từ ngày 3/10.

Số lượng các công ty chứng khoán (CTCK) tăng lãi suất dường như chưa đáng kể nhưng theo một chuyên gia chứng khoán cho biết, lãi suất cho vay margin thực tế đã tăng 1-2 tháng nay theo diễn biến lãi suất ngân hàng. Vị này cho biết, mức tăng phổ biến từ đáy là 1-1,5%, và hầu hết các CTCK đều đã hành động.

Thực tế, mỗi CTCK sẽ có cách thức triển khai khác nhau. Như trường hợp của HSC, công ty này thực tế tới đợt tăng lãi suất ngày 5/10 đã có tổng cộng 3 đợt. Hoặc như CTCK FPTS lại tăng lãi suất cho khách hàng VIP và chưa triển khai ở các tài khoản phổ thông.

Nhà đầu tư tại các CTCK sẽ cảm nhận rõ nhất chi phí vay để giao dịch cổ phiếu đang đắt dần lên trong thời gian qua bởi các công ty thường gửi email trực tiếp theo từng tệp khách hàng thay vì công bố rộng rãi. Xu hướng này có thể sẽ chưa dừng lại bởi theo chuyên gia kể trên, lãi suất cho vay margin vẫn có thể tăng thêm 0,5-1% tùy từng công ty từ nay đến cuối năm.

Những CTCK gặp phải nhiều áp lực tăng lãi suất nhất là những CTCK phải dùng nhiều vốn vay để cấp margin cho khách. Trên BCTC quý 2/2022, HSC, VDS, FTS đều thuộc nhóm có tỷ lệ đòn bẩy cho vay margin cao. Trong quý 1 đầu năm, đã có nhiều thời điểm, các CTCK này còn ở trong trạng thái kín room cho vay và luôn ngấp nghé trần quy định của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước là 2 lần.

tang-lai-suat-margin-nha-dau-tu-chung-khoan-mot-co-phieu-trong-20221005173927-788.png
Quảng cáo

Với những CTCK đã kịp hoàn thành tăng vốn chủ sở hữu như SSI, VND, VCI hoặc nhóm có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn, áp lực tăng lãi suất sẽ ít hơn nhờ bộ đệm tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có khả năng nhóm này sẽ tăng chi phí cho vay do xu hướng với xu hướng lãi suất chưa hoàn toàn được triệt tiêu từ nay đến cuối năm. Sang năm 2023, CTCK VNDIRECT cũng dự báo lãi suất cho vay tăng khoảng 60-80 điểm cơ bản (bình quân).

Nhà đầu tư "một cổ mang nhiều tròng"

Xu hướng trên đang đang tạo thêm khó khăn cho nhà đầu tư bởi các cơ hội giao dịch ít dần khi thanh khoản đang ngày một đi xuống. Hiện sàn HOSE đã xuất hiện thường xuyên các phiên giao dịch dưới 10.000 tỷ đồng. Phiên giao dịch hôm 5/10, thanh khoản của HOSE chỉ đạt 9.414 tỷ đồng trong đó khớp lệnh chưa đến 8.000 tỷ đồng.

Các lý do khiến chứng khoán đánh mất đi sự sôi động đã được chỉ ra như dòng tiền từ kênh trái phiếu đã rút khỏi thị trường hoặc chuyển về kênh sản xuất sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có được những cơ hội an toàn hơn khi một số Ngân hàng đã nâng mức lãi suất tiết kiệm lên tới 9% trong những ngày gần đây.

bca176473bd44674d4bd9468763cc579-2589.png

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư cũng liên tục suy giảm trong các tháng gần đây thể hiện qua số lượng tài khoản mở mới tháng 7 đã xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2021. Ngay cả dư nợ margin của các CTCK cũng không còn được săn đón như giai đoạn trước, hiện dư nợ margin theo thống kê bên ngoài đã giảm khoảng 15% so với quý 2/2022, xuống dưới 120.000 tỷ đồng.

e1cda7651760e8f667db6ae1cf2c5da1-983.png Tính tới phiên 10/5, VN-Index giảm 30% từ đỉnh và thanh khoản bình quân 20 phiên chỉ tương đương giai đoạn cuối năm 2020.

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam đã ở trong thị trường "con gấu" với mức giảm 30% từ đỉnh là hệ quả của việc chuyển dịch dòng tiền giữa các kênh đầu tư.

Nhiều cổ phiếu mang tính chất phòng thủ như Bảo hiểm, Năng lượng được dự báo vẫn duy trì được kết quả kinh doanh khả quan cũng phải chịu rủi ro chung của thị trường. Nhà đầu tư hầu như rất khó có lãi trong giai đoạn này và thậm chí còn lỗ nặng. Đặc biệt nhóm sử dụng đòn bẩy sẽ chịu những rủi ro lớn điển hình như trong khoảng 2 tuần giao dịch trở lại đây. Chưa tính tới việc phải chịu thuế phí khi cắt lỗ, tăng lãi suất margin cũng khiến cho nhà đầu tư chứng khoán rơi vào tình trạng "một cổ nhiều tròng".

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai

Eximbank dự kiến sẽ bầu bổ sung thành viên trong Ban kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020-2025) và thông qua sửa đổi điều lệ ngân hàng tại Đại hội bất thường lần này.

Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 nghìn tỷ đồng Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Sacombank trao 2 xe Vinfast VF3, chờ đón chủ nhân Vinfast VF7 Plus

Sacombank đã trao giải đợt một chương trình “Tiết kiệm xanh cùng Pay” đến 2 khách hàng may mắn trúng xe ô tô điện VinFast VF3. Chương trình tiếp tục diễn ra đến hết 07/12/2024, khách hàng tham gia vẫn còn cơ hội nhận 1 xe VinFast VF7 Plus, 2 xe VinFast VF

Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua Sacombank tiến tới hoàn thành đề án tái cơ cấu

Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Cổ đông của Ngân hàng Eximbank đã chốt việc chuyển trụ sở từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra sáng 28/11.

Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường bàn chuyện dời trụ sở Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở ra Hà Nội?

Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

Cột mốc năm thứ 7 không chỉ ghi nhận mức kỷ lục mới của vận động viên tham gia mà còn đánh dấu giải marathon Quốc tế TP Hồ Chí Minh Techcombank trở thành giải chạy biểu tượng của Thành phố với những giá trị tích cực.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại