Tâm điểm chứng khoán: Thị trường tăng gấp rút, FOMO có đáng ngại?

Thị trường điều chỉnh ít trong khi đang có những chuỗi phiên tăng gấp rút khiến tâm lý sợ mất cơ hội đầu tư (FOMO) xuất hiện. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về tâm lý thị trường sau tuần đáo hạn phái sinh tháng 7.

"Thị trường đã có hiện tượng tượng FOMO, nhà đầu tư nên hành động dựa trên các dữ liệu mới"

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC

Có thể nói thị trường trong tháng Bảy bước vào nhịp nước rút khi gần như có rất ít các phiên chỉnh, trong khi đó khi điều chỉnh, cung cũng được hấp thụ rất nhanh. Thị trường cũng đã rất nhanh gần áp sát vùng 1.200 điểm. Trong những nhận định vừa qua của các tổ chức, các CTCK đều trở nên lạc quan khi hầu hết đưa ra các mức dự đoán kết thúc năm cao hơn mức hiện tại rất nhiều.

Có thể dễ thấy thị trường có hiện tượng FOMO, thể hiện qua (1) thị trường rơi vào trạng thái quá mua nhưng nhà đầu tư (NĐT) vẫn hưng phấn trong khoảng thời gian dài (2) lượng margin tại thời điểm cuối quý 2 tăng mạnh và khả năng tiếp tục tăng cho đến thời điểm hiện tại & (3) thị trường phớt lờ thông tin xấu

Trong sóng FOMO của nhà đầu tư cá nhân, khó đoán đỉnh ở đâu, như năm 2022, quá trình tạo đỉnh không phải đỉnh nhọn mà là cả quá trình phân phối kéo dài, khi tiền mới vào không "cân" đủ tiền cũ muốn thoát ra thì thị trường mới thực sự điều chỉnh. Thị trường tăng và mặt bằng định giá cao lên đương nhiên sẽ làm rủi ro cao lên đối với những nhà đầu tư dài hạn.

Có thể thị trường Việt Nam còn có thể tăng tiếp, nhưng để tiến về đỉnh cũ trong năm nay là tương đối khó.

Thứ nhất, đó là động lực tăng trưởng lợi nhuận. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, tăng trưởng lợi nhuận dù có thể tạo đáy nhưng khó hồi phục mạnh mẽ trong 6 tháng còn lại của năm 2023. Thứ hai, thanh khoản thị trường cải thiện nhưng chưa thể mạnh mẽ như trước. Gần đây lượng tài khoản mở mới và thanh khoản thị trường ngày càng cải thiện so với năm 2022 nhưng đa phần thanh khoản khớp lệnh trung bình không quá 20.000 tỷ/phiên trên HOSE.

Với thanh khoản ấy, sẽ khó cân đối được những ngưỡng quá cao khi nguồn cung còn kẹp phía trên là rất nhiều trong giai đoạn thanh khoản cao trước đó. Hiện tại lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE đã tăng 18% so với cuối năm 2021.

Quảng cáo

Thị trường hiện tại là một câu đố đắt giá và phe nào trả lời sai đều có khả năng chịu tổn thất lớn. Câu đố hiện tại là liệu chính sách nới lỏng tiền tệ có thể giúp tiền thực đẩy được ra nền kinh tế và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, hay đà tăng của TTCK chỉ là câu chuyện của sự kỳ vọng. Thị trường có vẻ như đang đánh cược vào vế lạc quan. Còn thị trường Trung Quốc có thể là một ví dụ cho phần kém lạc quan nếu các chính sách hỗ trợ không đáp ứng được kỳ vọng.

Do đó, theo tôi, phe cầm tiền hay cầm "hàng" đều nên dựa trên các dữ liệu mới để định hình lại kỳ vọng, tham gia ở mức độ vừa phải và biết quản trị rủi ro.

"FOMO không tạo ra rủi ro lớn nhờ sự hỗ trợ từ vĩ mô"

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam

Hiện tượng FOMO chỉ về nỗi sợ của nhà đầu tư khi bỏ lỡ lợi nhuận tiềm năng khi đầu tư vào cổ phiếu. Hiện tượng này xuất hiện khi nhà đầu tư thấy cổ phiếu tăng nhưng danh mục của mình không có cổ phiếu đó, điều này thôi thúc họ mua vào cổ phiếu bất chấp cổ phiếu tốt hay xấu. Thực tế, FOMO luôn tồn tại trên thị trường chứng khoán, đây là điều hết sức bình thường khi tham gia đầu tư đặc biệt là trong một xu hướng tăng.

Vấn đề ở đây là bản chất của xu hướng tăng này có bền vững hay không. Nếu FOMO ở một thị trường tăng giá được hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản, vĩ mô thì đây không phải vấn đề quá lớn. Nếu FOMO trong một thị trường tăng với các cổ phiếu đều vượt trên giá trị nội tại thì trước sau gì cũng phải trả giá.

Xu hướng tăng hiện tại đang được hỗ trợ tốt từ sự cải thiện trong các yếu tố vĩ mô, chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng vì thế FOMO ở thời điểm này sẽ không tạo ra rủi ro lớn.

Với Việt Nam câu chuyện có nhiều điểm sáng hơn khi nền kinh tế đã tạo đáy trong quý I và hiện đang trong xu hướng phục hồi trở lại dự kiến 2 quý còn lại GDP sẽ tăng trưởng trên 5%. Dòng vốn FDI cũng đang có xu hướng quay lại Việt Nam. Thêm vào đó, với chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng sẽ tạo ra những điều kiện tốt giúp bức tranh kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ tươi sáng hơn. Với những điều trên, tôi tin rằng thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, để vượt đỉnh cũ sẽ là một câu chuyện dài hơn.

Thị trường đang phục hồi tốt, với sự ủng hỗ từ các yếu tố cơ bản vĩ mô được cải thiện. Vì thế, xu hướng tăng trong trung hạn có thể được hình thành. Với những nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể cơ cấu danh mục của mình vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt và kiểm soát rủi ro đầu tư để bảo toàn lợi nhuận.

Với nhóm nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt có thể chờ những nhịp điều chỉnh kỹ thuật nhằm gia tăng tỷ trọng cổ phiếu để không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

Theo Theo TT Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lợi nhuận ngành ngân hàng cao nhất lịch sử nhờ đâu?

Theo giới phân tích, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận phục hồi đến từ sự cải thiện đồng thời của cả thu nhập lãi thuần và các nguồn thu nhập phi tín dụng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm.

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm