"Siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước sắp kết thúc hoạt động: Nắm giữ 7 cổ phiếu có trị giá 515.000 tỷ đồng, cùng SCIC nắm giữ 10% vốn hóa TTCK Việt Nam

Bên cạnh sở hữu trực tiếp, CMSC còn sở hữu gián tiếp quản lý nhiều phần vốn nhà nước thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 đã ký ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Theo kế hoạch được ban hành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.

Thực hiện theo phương án này, dự kiến sẽ chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty (hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý) về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Đối với các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý Nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.

Đối với một số tập đoàn lớn, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PVN ), Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN ), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam... thì nghiên cứu xác định là đầu mối tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.

Chiều 6/12, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 cùng với 19 tập đoàn, tổng công ty.

Theo báo cáo tại hội nghị, đến nay Ủy ban đã cơ bản tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp của 5 bộ để các bộ tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước, ban hành chính sách.

Được biết, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ; được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, CMSC trực tiếp làm đại diện chủ sỡ hữu vốn nhà nước tại 19 doanh nghiệp bao gồm 7 tập đoàn lớn là

- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

- Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG)

Quảng cáo

- Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV)

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Cùng với đó là 11 tổng công ty bao gồm: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR); Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tổng Công ty Cảng Hàng không (ACV); Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe); Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2); Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor).

Đây đều là những tập đoàn, những tổng công ty lớn hàng đầu cả nước.

Về tình hình tài chính hợp nhất của các Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, doanh thu ước đạt 2.030.572 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch năm và bằng 107% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 111.692 tỷ đồng, bằng 158% kế hoạch năm và bằng 156% so với cùng kỳ. Giá trị nộp Ngân sách Nhà nước ước đạt 206.206 tỷ đồng, bằng 153% kế hoạch năm và bằng 105% so với cùng kỳ.

image2-1733538392703-1733538392796893491182.png

Trong số đó, nhiều doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Tính đến 5/12, 7 cổ phiếu do CMSC đang trực tiếp sở hữu có tổng giá trị thị trường đạt 515.000 tỷ đồng (gần 21 tỷ USD).

Trong đó, CMSC sở hữu lượng cổ phiếu của ACV và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR) hơn 100.000 tỷ. Cụ thể, CMSC sở hữu hơn 2 tỷ cổ phiếu ACV (tương ứng tỷ lệ sở hữu 95,4%), số cổ phiếu này có giá trị tại ngày 5/12 hơn 254.000 tỷ đồng. Và CMSC sở hữu hơn 3,87 tỷ cổ phiếu GVR, có giá trị hơn 121.000 tỷ đồng.

Bên cạnh sở hữu trực tiếp, CMSC còn sở hữu gián tiếp cổ phiếu thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - vốn cũng là một đơn vị được chỉ định để tiếp nhận nhiều phần vốn nhà nước từ các bộ ngành, địa phương.

Hiện tổng giá trị các cổ phiếu do SCIC nắm giữ đạt gần 190.000 tỷ đồng.

image3-1733538393296-1733538393438577343668.png

Trong đó, SCIC sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng tại Vinamilk, Sabeco, FPT Telecom, Vietnam Airlines, MB, FPT.

Tổng giá trị vốn hóa của thị trường UpCOM là 1,55 triệu tỷ, của HNX gần 331 nghìn tỷ, của HoSE hơn 5,2 triệu tỷ. Tổng giá trị vốn hóa của các thị trường chứng khoán Việt Nam lên hơn 7 triệu tỷ.

Số cổ phiếu tại các doanh nghiệp do CMSC quản lý Ủy ban đang sở hữu trực tiếp và số cổ phiếu sở hữu gián tiếp thông qua SCIC có giá trị khoảng 703.000 tỷ đồng, bằng khoảng 10% giá trị thị trường chứng khoán. Nếu tính cả lượng cổ phiếu tại các tập đoàn CMSC không nắm quyền chi phối đang sở hữu tỷ lệ này có thể lên đến 15%.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Mỹ công bố mức thuế sơ bộ chống bán phá giá thép mạ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp HSG, HPG, NKG?

Theo một doanh nghiệp tôn mạ, dù mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng trên thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất – kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép Việt Nam do việc tạm ngừng xuất khẩu thép mạ sang Mỹ đã kéo dài suốt từ thời điểm khởi xướng điều tra cho đến nay.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4

Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ Sếp Pyn Elite Fund: "Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công"