Tổng tài sản hợp nhất của 17 “ông lớn” trong Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 2,36 triệu tỷ đồng

Riêng tổng tài sản của PVN đã hơn 1,01 triệu tỷ đồng (là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng).

Tổng tài sản hợp nhất của 17 “ông lớn” trong Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 2,36 triệu tỷ đồng

Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trương tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước của các bộ, địa phương.

Theo đó CMSC trực tiếp làm đại diện chủ sỡ hữu vốn Nhà nước tại 19 doanh nghiệp bao gồm: 7 tập đoàn lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG); Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin - TKV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Cùng 11 tổng công ty là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC); Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (Vietnam Railways); Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tổng Công ty Cảng Hàng không (ACV); Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe); Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1); Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) và Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor).

Sau 5 năm về “siêu ủy ban”, 19 "ông lớn" Nhà nước đã có những thay đổi đáng kể. Theo báo cáo của CMSC, đến thời điểm cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty tăng từ gần 1,06 triệu tỷ đồng (năm 2018) lên hơn 1,15 triệu tỷ đồng (năm 2022); tổng tài sản hợp nhất tăng từ 2,36 triệu tỷ đồng lên 2,49 triệu tỷ đồng.

Tính riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 1,87 triệu tỷ đồng, chiếm 20% GPD cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018); tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103.309 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hợp nhất đạt 227.990 tỷ đồng.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 đã công bố của 17/19 tập đoàn, tổng công ty thuộc CMSC trừ MobiFone và VEC, trong năm 2023, tổng tài sản hợp nhất của 17 “ông lớn” này là hơn 2,36 triệu tỷ đồng, trong đó, riêng tổng tài sản của PVN đã hơn 1,01 triệu tỷ đồng (là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng).

Quảng cáo

Tổng doanh thu thuần hợp nhất của 17/19 doanh nghiệp đạt khoảng 1,76 triệu tỷ đồng, trong đó, PVN đóng góp 516.911 tỷ đồng, EVN gần 500.719 tỷ đồng, Petrolimex hơn gần 274.000 tỷ đồng và Vinacomin hơn 141.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietnam Airlines, VNPT, Vinachem, Vinataba, ACV,… cũng mang về doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận trước thuế của 17/19 doanh nghiệp đạt khoảng 70.855 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng trên 45.600 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận của PVN chiếm phần lớn, với 56.389 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (chiếm gần 80%) và 40.278 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (chiếm 88%). Trong năm 2023, Doanh thu của PVN giảm gần 8% so với năm 2022, còn lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm lần lượt 26% và 29% so với cùng kỳ.

Ngoài PVN thì ACV là doanh nghiệp còn lại có lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng, đạt 10.492 tỷ đồng. Các doanh nghiệp khác báo lãi trước thuế nghìn tỷ có Vinacomin (8.000 tỷ đồng), SCIC (5.650 tỷ), VNPT (4.660 tỷ), VRG (4.114 tỷ), Petrolimex (3.947 tỷ), Vinachem (3.749 tỷ), Vinalines (2.126 tỷ), Vinataba (1.864 tỷ).

Chiều ngược lại, hai “ông lớn” EVN và Vietnam Airlines lại tiếp tục báo lỗ trước thuế tổng cộng 30.928 tỷ đồng và lỗ sau thuế 32.404 tỷ đồng, bằng hơn một nửa lợi nhuận của 17 doanh nghiệp thuộc CMSC. Trong đó, EVN ghi nhận lỗ sau thuế 26.772 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) dù doanh thu đạt kỷ lục 500.719 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm trước. Đây là năm thua lỗ thứ hai liên tiếp của EVN, trước đó năm 2022 tập đoàn này đã lỗ sau thuế 20.747 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân thua lỗ liên tiếp, lãnh đạo EVN cho biết, dù nỗ lực tiết giảm chi phí, giá bán lẻ điện được điều chỉnh hai lần nhưng vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện tăng cao, nên năm 2023 EVN không cân bằng được kết quả sản xuất kinh doanh. Với 2 năm liên tiếp lỗ nặng, hiện nay, EVN đang lỗ lũy kế hơn 41.800 tỷ đồng.

Đối với Vietnam Airlines, dù mức lỗ trong năm 2023 (lỗ sau thuế 5.632 tỷ đồng) đã giảm khoảng một nửa so với mức lỗ sau thuế 11.223 tỷ đồng của năm 2022 nhưng đây đã là năm thua lỗ thứ tư liên tiếp của hãng hàng không này. Tính đến ngày 31/12/2023, lỗ lũy kế của Vietnam Airlines đã lên tới 41.057 tỷ đồng.

Tương tự, dù ghi nhận có lãi trong năm 2023, song một số doanh nghiệp do CMSC đại diện chủ sở hữu vẫn lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng như Vinafood 2 lỗ lũy kế 2.778 tỷ đồng, Vietnam Railways lỗ lũy kế 2.080 tỷ đồng, VIMC lỗ lũy kế 1.402 tỷ đồng, Vinacafe lỗ lũy kế 1.090 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Doanh thu đi ngang dù số cửa hàng tăng, tốc độ tăng trưởng của Bách Hóa Xanh đang chững lại?

Từ tháng 6 cho đến tháng 10, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 34 cửa hàng song doanh thu vẫn ở quanh mức 3.600 tỷ đồng/tháng và doanh thu bình quân trong tháng duy trì khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

CEO Bách Hóa Xanh: Đã tìm ra 80% công thức thành công để mở rộng chuỗi cửa hàng MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ Trung tâm hội nghị GEM Center, dự án đang thế chấp cho MB Bank bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần In Hospitality, chủ dự án Trung tâm hội nghị GEM Center hiện đang được thế chấp cho MB Bank.

Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ Hà Nội giao công an phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD

Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.

Sau Hoa Sen, thêm một doanh nghiệp thép báo lỗ hơn trăm tỷ, cổ phiếu "bốc hơi" 40% trong vòng 3 tháng Giá vàng SJC "bốc hơi" theo thế giới

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh

Vừa qua, tại Hội nghị thành viên 2024 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Chứng khoán DNSE được vinh danh top 10 thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ

FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

Màn bắn pháo hoa tại lễ hội Countdown đêm 31/12/2024 bên bờ biển Eo Gió đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn FLC và hãng hàng không Tre Việt- Bamboo Airways. Để tri ân khách hàng, cả hai thương hiệu cùng tung nhiều ưu đãi với các combo nghỉ dưỡng hấp dẫn tại

FLC Faros bất ngờ bổ nhiệm Tổng Giám đốc FLC đề xuất xây khu nghỉ dưỡng, sân golf tổng vốn 20.000 tỷ đồng ở Quảng Trị

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch

Rạng đông Holding (RDP) tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Do đó, HoSE sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu RDP từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉnh giao dịch.

Bán bóng đèn và phích nước, Rạng Đông thu lãi hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị xử phạt, truy thu gần 5,3 tỷ đồng tiền thuế