Quốc gia hủy toàn bộ chuyến bay nội địa vì không có nhiên liệu

Hàng nghìn hành khách đi máy bay trên khắp Papua New Guinea đã bị huỷ chuyến, sau khi nhà cung cấp xăng dầu thành phẩm duy nhất cho các hãng hàng không nước này ngừng cung cấp nhiên liệu.

Theo trang The Guardian, hãng hàng không lớn nhất Papua New Guinea - Air Niugini - đã phải hủy bỏ toàn bộ chuyến bay nội địa từ ngày 5/1, sau khi Puma Energy - nhà cung cấp nhiên liệu duy nhất của đất nước tạm ngừng cung cấp nhiên liệu Jet A1 cho tất cả các công ty hàng không.

Trong khi đó, Puma Energy cho biết họ không có đủ nguồn cung do Ngân hàng Trung ương Papua New Guinea thiếu ngoại tệ mua nhiên liệu trên thị trường quốc tế.

Sau khi nhiều hãng hàng không lớn phải hủy chuyến trong ngày 5/1, tình trạng hỗn loạn đã xảy ra tại sân bay nội địa ở thủ đô Port Moresby. Hàng trăm hành khách bị huỷ chuyến tại Sân bay Quốc tế Jacksons ở thủ đô đã đề nghị Chính phủ của Thủ tướng James Marape can thiệp để giải quyết sự việc.

Anh Simdei Kamgu, du khách đến Kiunga, tỉnh miền Tây đất nước, chia sẻ: “Cuộc sống chúng tôi đang bị ảnh hưởng ngay sau năm mới”.

Thủ tướng Marape tuyên bố cuộc khủng hoảng hiện nay đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia và yêu cầu Ngân hàng trung ương và Công ty Puma Energy tìm cách giải quyết.

“Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo tình huống này không xảy ra. Chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ người dân Papua New Guinea, đặc biệt là khi họ trở về sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Air Niugini không cam kết với tất cả khách hàng rằng chúng tôi đã thanh toán toàn bộ chi phí mua nhiên liệu cho Puma Energy”, hãng hàng không Air Niugini cho biết.

Quảng cáo

Air Niugini cũng cảnh báo rằng các chuyến bay quốc tế cũng có thể bị hủy nếu Ngân hàng trung ương của nước này không đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho Puma Energy để mua nhiên liệu.

Địa hình hiểm trở và thiếu đường bộ khiến máy bay trở thành phương tiện di chuyển hiệu quả và an toàn nhất của người dân Papua New Guinea. Hai thành phố lớn nhất đất nước là Port Moresby và Lae cũng được nối với nhau bằng đường hàng không.

Quốc gia này chỉ có 2 đường cao tốc chính nối các cao nguyên với bờ biển và 3 đường cao tốc khác nối các thị trấn nhỏ hơn. Papua New Guinea không có đường sắt, ngoài các chuyến tàu để vận chuyển hàng hóa. Người dân không có lựa chọn nào để đi xa trên biển. Ngay cả hàng hóa cũng được vận chuyển bằng đường hàng không bởi các hãng như Air Niugini.

Những tranh chấp giữa Ngân hàng Papua New Guinea và Puma Energy đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn ngoại hối để mua nhiên liệu. Các doanh nghiệp của đất nước cũng chật vật trong nhiều năm để có được đồng USD thanh toán cho những nhà cung cấp.

Ngân hàng trung ương Papua New Guinea vẫn chưa bình luận về tình hình ngoại hối.

Ông Paul Barker tại Viện Các vấn đề Quốc gia của Papua New Guinea cho biết: “Tình hình hiện tại gửi đi thông điệp tồi tệ về việc thiếu tin cậy của các dịch vụ, cả dịch vụ nhiên liệu và hàng không. Điều này có khả năng gây ra rủi ro lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng”.

Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh các doanh nghiệp của đất nước đã phải chật vật trong nhiều năm để có được đồng USD thanh toán cho những nhà cung cấp.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro