Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.

210414-tong-thong-my-ky-sac-lenh-ap-thue-doi-ung-moi-doi-voi-toan-the-gioi-.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp mức thuế đối ứng mới tại Nhà Trắng, ngày 2/4/2025. Ảnh: THX/TTXVN

1. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã công bố quyết định áp thuế đối ứng

, dao động từ 10% đến 49%, đối với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhà Trắng kỳ vọng đây sẽ là công cụ để khẳng định sức mạnh kinh tế của Mỹ, khôi phục hoạt động sản xuất trong nước và giành lợi thế địa chính trị. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo các mức thuế quan mới của Mỹ là "rủi ro đáng kể" đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi Washington hợp tác với các đối tác thương mại để giảm bớt căng thẳng.

2. Trung Quốc ngày 4/4 đã đáp trả cứng rắn đối với chính sách thuế quan mới của Mỹ

, làm leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu và khiến các thị trường tài chính sụt giảm mạnh. Phản ứng của Trung Quốc được triển khai trên nhiều mặt trận: áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Mỹ; đưa 11 thực thể vào danh sách thực thể không đáng tin cậy; bổ sung 16 thực thể Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu; mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ống CT y tế nhập khẩu từ Mỹ và Ấn Độ; thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với 7 loại mặt hàng đất hiếm trung bình và nặng; và đình chỉ hoạt động xuất khẩu sản phẩm của 6 công ty Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

083317-chung-khoan-my-lao-doc-sau-phat-bieu-cua-chu-tich-fed.jpg
Giao dịch viên làm việc tại sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

3. Chứng khoán Mỹ ghi dấu hai ngày sụt giảm giá trị thị trường lớn nhất trong lịch sử

, khi để "bốc hơi" 5.000 tỷ USD chỉ trong hai phiên 3-4/4/2025. Trong hai phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 9,3%, S&P 500 giảm 10,5% và Nasdaq giảm 11,4%. Quyết định áp thuế quan trên diện rộng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và xóa sạch hàng nghìn tỷ USD giá trị của các công ty Mỹ.

4. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, ngày 3/4 đã nhất trí tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày

trong tháng 5/2025. Quyết định này của OPEC+ đã làm trầm trọng thêm xu hướng mất giá của "vàng đen". OPEC+ cho biết những đợt tăng sản lượng có thể bị tạm dừng hoặc đảo ngược tùy thuộc vào các điều kiện thị trường. Các nhà phân tích của ngân hàng UBS đã hạ dự báo giá dầu giai đoạn 2025-2026 xuống còn 72 USD/thùng, giảm 3 USD so với ước tính trước đó.

113716-gia-dau-mo-va-vang-the-gioi-dong-loat-tang.jpg
Vàng miếng tại Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Quảng cáo

5. Thị trường vàng thế giới hạ nhiệt, với mức giảm hơn 3% trong phiên giao dịch cuối tuần 4/4

, cuốn trôi toàn bộ đà tăng từ đầu tuần. Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo kim loại quý này nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc. Chốt phiên 4/4, giá vàng giao ngay giảm 2,9%, xuống còn 3.024,2 USD/ounce. Trước đó, trong phiên 3/4, giá vàng từng lập mức cao kỷ lục mới 3.167,57 USD/ounce, do lo ngại leo thang chiến tranh thương mại toàn cầu sau loạt động thái áp thuế từ Washington và Bắc Kinh.

6. Mỹ ra mắt thị thực “thẻ vàng” trị giá 5 triệu USD.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã công bố loại thị thực (visa) đặc biệt mang tên "gold card" (thẻ vàng) với giá 5 triệu USD mỗi thẻ, cho phép cư trú hợp pháp tại Mỹ. Theo Tổng thống Trump, chương trình bán thị thực này sẽ tạo thêm nhiều việc làm, đồng thời có thể giúp giảm thâm hụt ngân sách quốc gia. Đây là phiên bản cao cấp hơn của thị thực thẻ xanh truyền thống và được xem là cách sở hữu quốc tịch Mỹ dành cho những ai sẵn sàng đầu tư.

140939-gia-dau-mo-va-vang-the-gioi-dong-loat-tang.jpg
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu ở tỉnh Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN

7. Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 trong phiên 4/4

, sau khi Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, bất ngờ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ kể từ ngày 10/4. Diễn biến này khiến giới đầu tư toàn cầu hoang mang, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế trên quy mô lớn. Chốt phiên 4/4, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 4,56 USD (6,5%) xuống 65,58 USD/thùng, trong khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 4,96 USD (7,4%) còn 61,99 USD/thùng.

8. Lần đầu tiên số lượng tỷ phú của thế giới vượt mốc 3.000 người.

Có tới 3.028 người trên toàn cầu đã lọt vào Danh sách tỷ phú thế giới năm nay của Forbes, nhiều hơn 247 người so với năm ngoái. Tổng tài sản của họ đạt mức cao kỷ lục 16.100 tỷ USD, nhiều hơn GDP của mọi quốc gia trên thế giới, trừ Mỹ và Trung Quốc. Người giàu nhất thế giới là ông Elon Musk, với tài sản ước tính 342 tỷ USD.

9. Giá gạo Thái Lan trượt xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm

, do tác động kép từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu và tình trạng dư thừa nguồn cung. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm xuống 395-400 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng giảm xuống gần mức đáy trong hai năm do nhu cầu giảm. Thị trường gạo châu Á đang khá trầm lắng khi hoạt động giao dịch chậm lại.

10. Hơn 4.000 mặt hàng đồng loạt tăng giá ngay ngày đầu tài khóa mới (ngày 1/4/2025) tại Nhật Bản

, kéo theo nỗi lo chi tiêu đối với nhiều gia đình ở nước này. Đây là đợt tăng giá trên quy mô lớn và là lần đầu tiên sau hơn 18 tháng, số lượng mặt hàng tăng giá vượt 4.000 mặt hàng trong 1 tháng. Nhóm tăng giá chính là các mặt hàng xa xỉ và thực phẩm, đồ uống được sử dụng thường xuyên. Giá các sản phẩm tăng chủ yếu do giá nguyên liệu thô tăng và các yếu tố như chi phí lao động và logistics tiếp tục leo thang.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan