Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.

Tuy nhiên, ông bác bỏ khả năng Mỹ đơn phương giảm thuế. Ông Bessent nhấn mạnh chính sách "Nước Mỹ trên hết" không đồng nghĩa với chủ nghĩa cô lập, đồng thời cho rằng Trung Quốc cần tái cân bằng kinh tế, trong khi Mỹ cần thúc đẩy sản xuất.

140529-kinh-te-my-tang-truong-an-tuong-trong-quy-dau-nam.jpg
Cảng Long Beach ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

*Điều kiện cho đàm phán Mỹ-Trung

Phát biểu bên lề hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng Bessent khẳng định Mỹ và Trung Quốc sẽ phải giảm mức thuế quan quá cao giữa hai nước trước khi các cuộc đàm phán thương mại có thể tiến hành. Tuy nhiên, ông Bessent cũng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không đơn phương cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo ông Bessent, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cần giảm leo thang căng thẳng để tái cân bằng quan hệ thương mại.

Ông Bessent cho rằng mức thuế quan hiện nay, với Mỹ áp thuế 145% đối với hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc áp thuế 125% lên hàng hóa Mỹ là không bền vững, tương đương với lệnh cấm vận thương mại và gây bất lợi cho cả hai nước.

Ông Bessent cũng bác bỏ thông tin cho rằng chính quyền ông Trump đang xem xét cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Bessent khẳng định không có kế hoạch nào cho việc Mỹ sẽ giảm thuế quan trước.

Quan điểm này trùng khớp với tuyên bố của người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt, rằng Mỹ sẽ không đơn phương giảm thuế quan đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Bessent tin rằng việc giảm thuế quan sẽ diễn ra song phương.

Quảng cáo

Ông Bessent nhấn mạnh chính sách "Nước Mỹ trên hết" không có nghĩa là Mỹ cô lập, mà là lời kêu gọi hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa các đối tác thương mại. Ông Bessent chỉ trích các chính sách của một số quốc gia đã làm suy yếu ngành sản xuất của Mỹ.

Ông Bessent cũng làm rõ phát biểu trước đó về thời gian hai đến ba năm cho thỏa thuận Mỹ - Trung. Theo ông, khoảng thời gian này chỉ dành cho toàn bộ quá trình tái cân bằng, còn đàm phán sẽ diễn ra nhanh hơn. Ông Bessent cho rằng Trung Quốc cần tái cân bằng kinh tế hướng tới tiêu dùng, song song với việc Mỹ chuyển hướng sang sản xuất.

172455_vna-potal-my-chinh-thuc-nang-thue-len-25-voi-hang-hoa-trung-quoc-tri-gia-200-ty-usd-stand.jpg
Contenơ hàng Trung Quốc chờ bốc dỡ tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ ngày 29/9/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

*Chiến lược đa phương

Bên cạnh vấn đề then chốt với Trung Quốc, ông Bessent cũng đề cập đến chiến lược đàm phán đa phương của chính quyền ông Trump. Việc đàm phán song song với nhiều quốc gia, nhằm mục tiêu giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và để tạo sự chắc chắn về thuế quan. Ông Bessent dự đoán quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng, vì các quốc gia đều muốn tránh thuế quan đối ứng cao hơn, như đã được cảnh báo vào ngày 2/4.

Ông Bessent cho biết các cuộc đàm phán với các quốc gia khác đang diễn ra, và thỏa thuận với Ấn Độ sắp hoàn tất. Việc đàm phán với Ấn Độ dễ dàng hơn do rào cản thương mại của Ấn Độ chủ yếu là thuế quan, không có thao túng tiền tệ và ít rào cản phi thuế quan.

Ấn Độ và Trung Quốc nằm trong 15 đối tác thương mại lớn nhất mà chính quyền ông Trump đang ưu tiên đàm phán để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Về đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), ông Bessent cho biết thuế dịch vụ số ở một số nước EU như Pháp và Italy là vấn đề cần giải quyết. Các cuộc đàm phán với Nhật Bản sẽ bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có thuế quan, rào cản phi thuế quan, thao túng tiền tệ và trợ cấp của chính phủ, nhưng sẽ không đặt mục tiêu cụ thể cho tỷ giá giữa đồng USD và đồng yen.

Ông Bessent dự đoán quý III năm nay sẽ có sự rõ ràng về mức thuế quan cuối cùng của ông Trump. Ông cũng cho biết ông không lo ngại về việc IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm xuống 1,8% vào năm 2025, chủ yếu do thuế quan và sự không chắc chắn do chính sách này gây ra. Ông Bessent vẫn đặt mục tiêu kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% thông qua chính sách thúc đẩy sản xuất năng lượng của ông Trump.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Âu giảm do bất ổn Trung Đông thổi bùng lo ngại lạm phát

Chứng khoán châu Âu đa phần giảm điểm trong phiên 19/6, khi xung đột Israel-Iran làm gia tăng lo ngại về lạm phát leo thang và làm suy yếu tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn.

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Chứng khoán châu Á chiều 19/6 giảm điểm sau tín hiệu từ Fed

Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 19/6 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại và làm chậm tăng trưởng kinh tế

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông Chứng khoán châu Á hầu hết khởi sắc trong sáng 17/6

Microsoft dự kiến cắt giảm hàng nghìn việc làm, tập trung đầu tư vào AI

Microsoft tiếp tục cắt giảm hàng nghìn việc làm, đẩy mạnh đầu tư vào AI nhằm củng cố vị thế dẫn đầu khi các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau tăng tốc tích hợp AI vào sản phẩm và dịch vụ.

Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá Microsoft: Sự trở lại được kỳ vọng

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

EU chưa thay đổi lập trường về thuế quan với Mỹ

Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, bà Paula Pinho, người phát ngôn chính của EU, nói với tờ POLITICO rằng khối này chưa sẵn sàng chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% của Mỹ.

Chứng khoán giảm điểm trong nỗi lo về thuế quan và việc làm của Mỹ EU nỗ lực thuyết phục Mỹ thay đổi chính sách thuế quan trong tuần này

Kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran giúp Phố Wall tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (16/6), nhờ giá dầu giảm sau khi các cuộc tấn công giữa Israel và Iran không ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu dầu.

Phố Wall giảm điểm trước thềm Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5/2025 Phố Wall mất đà tăng do lo ngại căng thẳng Trung Đông

Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất

Các nhà kinh tế cho biết nguy cơ về một cú sốc kinh tế mới sau cuộc tấn công Iran của Israel có khả năng khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn trong quyết định cắt giảm lãi suất.

ECB dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, hé lộ khả năng "tạm nghỉ" Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Trung Quốc đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, nhờ tín hiệu cải thiện từ tiêu dùng nội địa trong tháng 5/2025, dù các lĩnh vực sản xuất và đầu tư vẫn còn yếu.

Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán bước vào pha "khó nhằn", tập trung nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận và hỗ trợ từ chính sách Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?