Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.

vna-potal-khao-sat-thuc-te-hien-trang-san-ho-vung-bien-con-dao-bi-tay-trang-dien-rong-stand-20250425105247.jpg
Ước tính, chỉ riêng vùng biển thuộc Mỹ đã có hơn 1 tỷ tấn kết hạch chứa mangan, nickel, đồng và các khoáng sản quan trọng khác. Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng tự chủ của Mỹ về nguồn cung nickel, đồng và các khoáng sản chiến lược khác, đồng thời hạn chế sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Sắc lệnh này được đưa ra trong bối cảnh nhiều khu vực dưới đáy Thái Bình Dương và các đại dương khác được cho là chứa trữ lượng khổng lồ các kết hạch đa kim - những khối đá chứa nhiều kim loại quý dùng cho sản xuất xe điện và đồ điện tử.

Một quan chức lưu ý, việc sắc lệnh dùng từ "đất hiếm" là để chỉ chung các khoáng sản quan trọng, không hàm ý các kết hạch chứa nhóm đất hiếm cụ thể.

Quảng cáo

Ước tính, chỉ riêng vùng biển thuộc Mỹ đã có hơn 1 tỷ tấn kết hạch chứa mangan, nickel, đồng và các khoáng sản quan trọng khác. Một quan chức chính quyền nhận định việc khai thác nguồn tài nguyên này có thể đóng góp 300 tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong 10 năm và tạo ra 100.000 việc làm.

Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể cho phép khai thác vùng biển sâu trong lãnh hải của mình, khoảng 200 hải lý tính từ bờ. Tại Mỹ, nhiều công ty đã thể hiện sự quan tâm. Impossible Metals gần đây đã đề nghị chính phủ mở đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản ngoài khơi Samoa thuộc Mỹ. Các công ty khai khoáng khác như JSC Yuzhmorgeologiya, Blue Minerals Jamaica, China Minmetals và Marawa Research&Exploration cũng đang nhắm đến lĩnh vực khai thác biển sâu.

Trong sắc lệnh, ông Trump nhấn mạnh việc duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ biển sâu và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển là lợi ích cốt lõi về an ninh kinh tế quốc gia. Do đó, sắc lệnh yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh quy trình cấp phép khai thác theo Đạo luật Tài nguyên Khoáng sản cứng dưới đáy biển sâu năm 1980, thiết lập cơ chế cấp phép tại thềm lục địa ngoài khơi của Mỹ.

Ngoài ra, sắc lệnh cũng yêu cầu các cơ quan xem xét nhanh các giấy phép khai thác cả ở những vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia - một điểm có thể gây căng thẳng với cộng đồng quốc tế.

Hiện Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ) vẫn đang xây dựng các tiêu chuẩn chung cho hoạt động khai thác biển sâu ở vùng biển quốc tế, nhưng chưa đạt được đồng thuận cuối cùng về các tác động môi trường. Tuy nhiên, Mỹ chưa phê chuẩn Công ước Luật biển thành lập nên ISA.

Những tiếng nói ủng hộ cho rằng khai thác biển sâu sẽ giảm áp lực lên hoạt động khai thác trên đất liền vốn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, các tổ chức môi trường phản đối mạnh mẽ, cảnh báo chúng có nguy cơ hủy hoại đa dạng sinh học không thể khắc phục dưới đáy đại dương.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản quan trọng, gia tăng áp lực lên Washington phải tìm kiếm nguồn cung thay thế. Tuần trước, chính quyền của ông Trump cũng đã đẩy nhanh cấp phép cho 10 dự án khai thác trên khắp nước Mỹ và thực hiện quy trình phê duyệt rút gọn cho các dự án khai thác trên đất liên bang. Chính quyền cũng dự kiến sẽ phê duyệt khai thác cho một trong những mỏ đồng lớn nhất nước.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11