Phó Chủ tịch HĐQT Phát Đạt đăng ký bán hơn 1,2 triệu cổ phiếu PDR

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 2/3 đến 31/3. Giao dịch sẽ được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Bà Trần Thị Hường, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa đăng ký bán 1,2 triệu cổ phiếu PDR để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 2/3 đến 31/3. Giao dịch sẽ được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Nếu bán thành công hết lượng đăng ký, vị lãnh đạo này sẽ hạ sở hữu tại Phát Đạt xuống còn 1,4 triệu cổ phần, tương đương 0,21% vốn. Trên thị trường, thị giá PDR chốt phiên 27/2 là 10.200 đồng/cp. Tạm tính theo mức này ước tính bà Hường có thể thu về hơn hơn 12 tỷ đồng nếu bán hết số lượng cổ phiếu đăng ký.

Mới đây, Phát Đạt cũng vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc hủy ngày đăng ký cuối cùng và hoãn tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023. Cụ thể, Phát Đạt quyết định hủy ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2023 là 28/2/2023 theo quyết định HĐQT số 5/2023/QĐ-HĐQT ngày 7/2/2023. Cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 3/2023 sẽ được hoãn lại, thời gian tổ chức cụ thể sẽ được thông báo sau. Công ty không đưa ra nguyên nhân dẫn đến quyết định này.

Quảng cáo

Trên thị trường, sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp, cổ phiếu PDR tăng nhẹ lên 10.300 đồng/cp (phiên sáng 28/2). Dù vậy, cổ phiếu này vẫn chưa thoát cảnh “ngụp lặn” tại vùng đáy dài hạn. So với thời điểm trước khi lao dốc cách đây 4 tháng, thị giá PDR đã giảm gần 80%.

mpwipsju-7497.png

Về tình hình kinh doanh quý 4/2022, doanh nghiệp bất động sản này lỗ ròng 229 tỷ đồng, ghi nhận lần đầu tiên báo lỗ kể từ năm 2011.

Trong quý cuối năm, Phát Đạt thậm chí còn không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản. Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ chỉ đạt 15 tỷ đồng, thấp kỷ lục trong khi phí lãi vay tăng gấp đôi.

Theo Phát Đạt, do tình hình khó khăn chung của thị trường nên việc đầu tư kinh doanh vào các dự án không được thuận lợi và doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các NHTM đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại V

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial).

SeABank chuẩn bị thưởng hơn 1,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ quản lý SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á

Hòa chung niềm vui chiến thắng với chức vô địch ASEAN CUP 2024, LPBank đã trao thưởng 5 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam, nhằm tri ân sự cố gắng không ngừng nghỉ và ý chí kiên cường của các cầu thủ và ban huấn luyện.

LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong thực hiện cá

BIDV dự kiến chi cổ tức 21% BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Thông tư quan trọng về giãn nợ chính thức hết hiệu lực, nợ xấu các ngân hàng có tăng đột biến? Nhiều ngân hàng có thể sẽ tăng phí dịch vụ trong quý này

Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Bắt đầu từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02) để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024 Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu