Chứng khoán 18/7

Phiên đầu tuần lình xình, nhóm Midcap và Penny vẫn dễ thở hơn

VN-Index bị làm khó bởi các cổ phiếu lớn và còn bị siết nhiều hơn trong phiên chiều khiến trạng thái đảo chiều giảm. Trong khi đó, khu vực châu Á hầu hết vẫn giữ được sắc xanh tới hết phiên.
Diễn biến giao dịch phiên 18/7
Diễn biến giao dịch phiên 18/7

Lý do chính cho sự ì ạch của các cổ phiếu vẫn đến từ khối ngoại. Hôm nay, khối ngoại không bán mạnh FUEVFVND (-11,7 tỷ đồng) nhưng các mã VHM (-44,83 tỷ đồng), HPG (-44,1 tỷ đồng), VCB (-10 tỷ đồng) lại bị bán ra tương đối nhiều.

Trong khi đó, tiền nội vẫn luôn dè chừng khối ngoại trong cả tuần trước nên các động thái kéo lên gần như không có. VCB (-0,4%), VHM (-1,7%), HPG (-2,6%) đều chốt phiên trong sắc đỏ trong khi VIC (-2,3%), STB (-2%), SSI (-0,9%) cũng bồi thêm gánh nặng.

VN-Index buộc phải chấp nhận đảo chiều giảm cuối phiên bất kể trước đó đã kiên cường thế nào. Chỉ số gần như đóng cửa thấp nhất phiên với mức giảm 3,18 điểm xuống 1.176,07 điểm (-0,27%). Kịch bản có phần tương tự với các phiên giao dịch của tuần trước.

Nhà đầu tư cá nhân có lẽ cũng đã phòng bị trước nên các động thái lan tỏa đà tăng của phiên sáng nay đã không được ghi nhận. Sắc xanh nếu đã thu hẹp xuống dưới 50% cuối phiên sáng thì đến cuối phiên chỉ còn 44%.

Độ rộng gần như cân bằng với 40,5% mã giảm và 15,5% mã đứng giá tham chiếu. Ngoài các mã HAG, HNG và nhóm Xây dựng và Vật liệu Xây dựng, chỉ có thêm DGW (+4,76%), VHC (+4,22%), PVT (+3,16%) có biểu hiện được cởi trói với quy mô giao dịch vừa phải.

Thanh khoản của sàn nhìn chung vẫn chưa có sự đột phá với giá trị giao dịch đạt 11.233 tỷ đồng, tương đương 523,73 triệu đơn vị. Khối ngoại bán ròng tổng cộng 115 tỷ đồng trên HOSE.

Còn HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều kết phiên với trạng thái lình xình, tăng 0,08% và 0,16%. Giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

***

Tính đến cuối phiên sáng, VN-Index tăng 0,78 điểm lên 1.180 điểm (+0,07%). Thanh khoản đạt 276,37 triệu đơn vị, tương đương 5.811 tỷ đồng.

Các nhịp trùng xuống vẫn chưa đủ gây khó khăn cho thị trường nhưng cần nhìn rộng sang các diễn biến của chứng khoán khu vực. Một loạt các chỉ số như KOSPI (+1,7%), CSI (+1,15%), SET (+0,46%), NIKKEI 225 (+0,54%) đang bật lên với mức tăng tốt hơn thị trường Việt Nam.

Điều này cho thấy, sự dè dặt của nhà đầu tư nội đang kìm hãm tốc độ của chỉ số. Nhóm VN30 vẫn bị VIC (-1,4%), VRE (-0,6%), GAS (-0,5%), VHM (-0,8%) trói lại.

Trong khi đó, Ngân hàng cũng chủ yếu lình xình và vắng đi sự tham gia của dòng tiền lớn. Các mã Ngân hàng có giá trị cao nhất mới chỉ là VPB (145 tỷ đồng), SHB (125 tỷ đồng), STB (121 tỷ đồng).

Mức độ lan tỏa bị kìm hãm lại, chưa thể vượt qua mốc 50% và chỉ đang xoay quanh sự tích cực ở các mã cổ phiếu Xây dựng và Vật liệu xây dựng, Nông nghiệp.

Chỉ số HNX-Index tăng 0,57% lên 286,02 điểm. Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 594 tỷ đồng.

*****

Khối ngoại đã bán ròng gần 1.200 tỷ đồng trên HOSE trong tuần trước và trong phiên cuối tuần họ vẫn rút ra tạo nên cú quay đầu phiên chiều.

VN-Index được dự báo sẽ có sự điều chỉnh để kiểm tra lại hỗ trợ ở vùng 1.160-1.170 điểm. Tuy nhiên, trong vòng 1 tiếng rưỡi đầu tiên, VN-Index chưa một lần bị nhúng giảm. Rung lắc nếu có xuất hiện cũng vẫn trong sắc xanh tạo nên trạng thái zig-zag tăng. Tính đến 10h30, VN-Index tăng lên 1.282 điểm.

Các mã trong VN30 đang giao dịch trái chiều không tạo ra nhiều động lực lên chỉ số. Thay vào đó, sự sôi động của nhóm Midcap và Penny vẫn được duy trì. Dòng tiền đã liên tục luân chuyển giữa một loạt các nhóm ngành như Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản, Dầu khí. Đến sáng nay, nhóm Xây dựng và Vật liệu Xây Dựng đang đón dòng tiền với VCG (+6,78%), LCG (+4,87%), FCN (+6,05%) HHV (+6,32%), CTD (+2,54%), HT1 (+2,5%), LIG (+4,7%).

Giữa các nhịp tăng đan xen của các nhóm ngành, sóng tăng của HAG (+5,88%), HNG (+4,2%), DBC (+3,71%) mới đang được xem là bền bỉ nhất. Tính riêng HAG, cổ phiếu này đã tăng hơn 60% trong 1 tháng.

Thanh khoản của HOSE có phần chậm lại so với phiên cuối tuần trước do vắng các nhân tố Ngân hàng và Thép. Giá trị giao dịch vào lúc 10h30 mới đạt khoảng 3.700 tỷ đồng.

HNX-Index trong khi đó đang tăng lên 286 điểm, giá trị giao dịch đạt gần 400 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Chat với BizLIVE