Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có vẻ sẽ nâng mức dự báo về lạm phát và sẽ tranh luận về những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới, tiếp theo. Tương tự, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách sẽ đến khu nghỉ mát Davos (Thụy Sĩ) để thảo luận về các biện pháp giải quyết những thách thức từ suy thoái kinh tế toàn cầu đến suy thoái môi trường.
Số liệu thu nhập và doanh số bán lẻ của Mỹ, một loạt dữ liệu về Trung Quốc và chỉ số lạm phát ở những nơi khác trên thế giới cũng là những sự kiện rất đáng để theo dõi trong tuần tới.
1/ BOJ đang là ngân hàng trung ương thu hút sự chú ý nhất
Ngân hàng sẽ Nhật Bản kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư (18/1) và các nhà đầu tư đặt cược rằng đó sẽ là cuộc họp rất căng thẳng, chỉ bốn tuần sau khi BOJ khiến thị trường choáng váng bằng việc tăng gấp đôi quy mô biên độ dao động lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn, cho phép lợi suất trái phiếu kỳ hạn10 năm (JGB) dao động 0,5% quanh mức 0.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn tham chiếu đã tăng lên mức 0,54% vào thứ Sáu (13/1), lần đầu tiên vượt qua mức trần 0,5%. Đồng yen những ngày gần đây cũng liên tục bứt phá, đạt mức cao nhất mới trong vòng 7 tháng.
Có vẻ như chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của Nhật đang có sự thay đổi. Dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát của Tokyo cao gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương. Và người lao động Nhật Bản sẽ hy vọng quyết định tăng lương lên tới 40% của công ty mẹ Uniqlo sẽ tạo ra một xu hướng tăng lương trên diện rộng.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng vọt do lạm phát nóng lên.
2/ Diễn đàn kinh tế thế giới Davos diễn ra trực tiếp lần đầu tiên sau 2 năm gián đoạn vì dịch COVID-19
Một số lượng kỷ lục các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và các giám đốc công ty hàng đầu trên thế giới sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Davos của Thụy Sĩ từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 1.
Các đại biểu đến dự Diễn đàn với tâm trạng ảm đạm do các nền kinh tế đang chật vật trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mối đe dọa của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan, những sự đối đầu địa kinh tế và thất bại trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu – là những rủi ro hàng đầu trong hai năm tới theo kết quả khảo sát các thành viên WEF.
Cũng sắp xảy ra một sự kiện đã tác động đến thị trường năng lượng toàn cầu trong năm qua, đó là kỷ niệm một năm cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, sự kiện đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu khi mà cả thế giới vẫn đang quay cuồng vì hậu quả của đại dịch COVID-19.
Những rủi ro đối với môi trường ngày càng gia tăng
3/ Hy vọng và sợ hãi
Dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ và nhiều báo cáo khác về thu nhập đang được các nhà phân tích và nhà đầu tư khai thác. Và các nhà đầu tư, những người đã đẩy chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng gần 4% trong tháng này sau đợt giảm hàng năm tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ năm 2008 vào năm ngoái, đang rất chú ý đến những báo cáo nói trên.
Doanh số bán lẻ tháng 11 của Mỹ giảm mạnh nhất trong 11 tháng, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang khiến cho nền kinh tế đang hạ nhiệt.
Các nhà kinh tế dự đoán lạm phát tháng 12 của Mỹ sẽ giảm 0,5%, sau khi giảm 0,6% trong tháng 11. Dữ liệu lạm phát tháng 12 sẽ được công bố vào ngày 18/1.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi kết quả kinh doanh của các công ty để xem liệu các công ty Mỹ có thể có kết quả bằng hoặc vượt ước tính - vốn đã giảm mạnh kể từ tháng Mười – hay không. Goldman Sachs và Morgan Stanley sẽ báo cáo kết quả thu nhập vào thứ Ba (17/1), trong khi Procter & Gamble và Netflix báo cáo vào thứ Năm (19/1).
Bán lẻ ở Mỹ đang chậm lại
4/ Dịch COVID-19 lan rộng trở lại ở Trung Quốc
Tết cổ truyền của Trung Quốc và nhiều nước châu Á đang cận kề, với việc dịch COVID-19 đang lan rộng khắp Trung Quốc mà không được kiểm soát.
Các nhà kinh tế ước tính doanh số bán lẻ của Trung Quốc tháng 12 giảm tháng thứ 4 liên tiếp, và tăng trưởng bán lẻ trong cả năm 2022 chỉ ở mức khiêm tốn. Tuần này Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu về tăng trưởng kinh tế quý 4, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp. Các nhà kinh tế ước tính doanh số bán lẻ sẽ giảm 7,8%, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp và tăng trưởng GDP hàng năm kết thúc ở mức ít ỏi 1,8%.
Các thị trường, với hy vọng rằng việc Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại sẽ loại bỏ rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu, có thể sẽ phải kiên nhẫn chờ tới thời điểm đó.
GDP của Trung Quốc tăng chậm lại đáng kể.
5/ Lạm phát trên toàn cầu
Với mỗi dữ liệu mới về lạm phát, các nhà đầu tư càng tin chắc rằng đã qua thời kỳ siết chặt chính sách và lạm phát giá cả tồi tệ nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến mùa xuân, một năm sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các con số sẽ cho thấy mức tăng chậm lại đáng kể, trong một số trường hợp, thậm chí còn giảm.
Nhìn chung, các dữ liệu kinh tế thế giới đang khả quan. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản vẫn đang tăng lên. Và con số này là thứ khiến các ngân hàng trung ương thức trắng đêm.
Báo cáo cuối cùng về lạm phát khu vực đồng euro cho tháng 12, cũng như các báo cáo từ Anh, Canada và Nhật Bản sẽ được công bố trong tuần tới. Lạm phát cơ bản ở cả 4 khu vực hầu hết đều tăng và cao hơn mục tiêu. Điều tồi tệ nhất có thể đã qua, nhưng có khả năng đánh dấu sự kết thúc của sự khởi đầu hơn là bắt đầu của sự kết thúc.
Tham khảo: Refinitiv