Nhu cầu chuyển đổi số tăng cao, FPT đặt kế hoạch lợi nhuận hơn 9.000 tỷ đồng

Hiện giải ngân cho chuyển đổi số quốc gia đang được thực hiện ráo riết, điều này sẽ tạo tiền đề rất lớn cho các doanh nghiệp trong đó có FPT tham gia chuyển đổi số cho các ban ngành.

Theo dự báo của IDC, nhu cầu chi tiêu cho chuyển đổi số sẽ đạt 3.400 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 5 năm là 16,3%.

Gartner dự báo, nhu cầu chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ tăng 5,1%, đạt 4.600 tỷ USD, cao hơn mức tăng trưởng 3% của 2022 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu triển khai các sáng kiến số thúc đẩy kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu để đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế.

Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mặc dù doanh nghiệp trong hầu hết các ngành đã sẵn sàng cho sự chuyển dịch lên môi trường số nhưng trong quá trình triển khai mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,2%) các doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh...

Đây được đánh giá là những yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn trong năm nay.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 tổ chức ngày 6/4, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch CTCP FPT cho biết, hiện giải ngân cho chuyển đổi số quốc gia đang được thực hiện ráo riết, điều này sẽ tạo tiền đề rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số cho các ban ngành.

Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp công ty lên kế hoạch doanh thu năm 2023 tăng 18,2% so với kết quả năm 2022, đạt 52.289 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, khối công nghệ dự kiến sẽ đem về doanh thu nhiều nhất với 31.150 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ và chiếm gần 60% tổng doanh thu. Doanh thu từ khối viễn thông đạt 16.739 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6%; doanh thu từ khối giáo dục, đầu tư và hoạt động khác đạt 4.400 tỷ đồng, tăng trưởng 25,1%.

Năm nay, FPT lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9.055 tỷ đồng, tăng 18,2% so với mức thực hiện năm 2022.

Trong đó, lợi nhuận từ khối công nghệ chiếm chủ lực, dự kiến đạt 4.166 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng ở mức 23,8%. Lợi nhuận từ khối viễn thông dự kiến đạt 3.230 tỷ đồng, từ khối giáo dục, đầu tư và hoạt động khác dự kiến đạt 1.659 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 14,6% và 12,2%.

screen-shot-2023-04-06-at-115923-am-7433.png

Nguồn: FPT.

Quảng cáo

Đầu tư 5.800 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng tiền

Về kế hoạch đầu tư, FPT dự kiến sẽ chi 1.800 tỷ đồng để đầu tư cho khối công nghệ, bao gồm việc đầu tư các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM,... cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ.

Với khối viễn thông, FPT sẽ dành ra 2.300 tỷ đồng để đầu tư các trục cáp chính, cáp biển, nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu.

Với khối giáo dục, tập đoàn dự định đầu tư 1.700 tỷ để mở rộng các khuôn viên tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, song song đó là mở rộng thêm 7 điểm trường phổ thông mới tại các tỉnh thành. Tổng chi phí đầu tư dự kiến cho năm 2023 là 5.800 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Hội đồng quản trị (HĐQT) FPT trình cổ đông chia cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 20% tiền mặt (2.000 đồng/cổ phiếu) và 15% bằng cổ phiếu, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 15 cổ phiếu mới.

Trước đó, công ty đã chia cổ tức 10% trong năm 2022 với số tiền đã chia là khoảng 1.100 tỷ đồng. Mức cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu còn lại và việc phát hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% sẽ được thực hiện trong quý 2/2023 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua.

Với năm 2023, FPT dự kiến chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu. Mức chia cổ tức bằng tiền năm 2023 sẽ được ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 quyết định.

Ngoài ra, HĐQT FPT cũng sẽ trình cổ đông phương án phát hành cổ phần cho người lao động (ESOP) cho những cán bộ xuất sắc giai đoạn 2023-2025 với giá 10.000 đồng/cp. Tổng số lượng phát hành hằng năm không quá 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Thời hạn chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

Tiếp tục tìm kiếm cơ hội M&A

Trả lời cổ đông liên quan đến vấn đề M&A, ông Trương Gia Bình cho biết, FPT rất muốn thực hiện M&A và liên tục tìm kiếm cơ hội để có thể M&A.

“Chúng tôi thường M&A với các công ty tư vấn, vì đó không phải nghề chính của chúng tôi, chúng tôi là những nhà phát triển. Khi kết hợp với họ, chúng tôi có thể cùng nhau phát triển thị trường, mang đến tệp khách hàng lớn hơn. Việc M&A cũng giống như lái một chiếc tàu vậy, đi đến đâu lắp toa đến đấy, giúp tàu đi nhanh hơn khi chạy một mình”, ông Bình nói.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng giám đốc FPT cho biết, dự kiến quý 1 doanh thu của tập đoàn sẽ tăng trưởng khoảng 18%, lợi nhuận tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn một chút.

“Nhìn chung, doanh thu, lợi nhuận của công ty trong quý 1 đã đạt kế hoạch đề ra và vẫn đang bám sát kế hoạch năm. Động lực chính vẫn đến từ mảng xuất khẩu phần mềm, với việc tăng trưởng trên 25%. Mảng kinh doanh trong nước của chúng tôi hiện không được thuận lợi do tình hình vĩ mô không thuận lợi, nhưng tổng thể kết quả kinh doanh quý 1 vẫn tăng trưởng khoảng 18%”, ông Phương cho biết.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?