Nhộn nhịp ngân hàng Việt tìm vốn ngoại, lịch sử nào sẽ lặp lại?

Với việc nền kinh tế bắt đầu sôi động trở lại, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục, các ngân hàng tăng cường tìm nguồn vốn mới để bổ sung nguồn lực là tín hiệu đáng mừng, triển vọng bán vốn của các thành viên cũng trở nên sáng sủa hơn.

Thành công và thất bại

Có thể nói, 2017 – 2018 là giai đoạn thăng hoa của ngân hàng Việt khi thị trường được chứng kiến những kỷ lục bán vốn lần lượt được phá vỡ.

Trong đó, có thể kể đến thương vụ HDBank chào bán thành công 21,5% cổ phần cho hơn 76 nhà đầu tư nước ngoài hồi cuối năm 2017. Để mua 21,5% cổ phần này, các nhà đầu tư ngoại đã phải chi 300 triệu USD, tương đương hơn 6.800 tỷ đồng, tạo nên vụ IPO lớn thứ hai trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt tính đến thời điểm lúc đó.

Sang năm 2018, Techcombank lại tạo ra một kỷ lục mới khi bán thành công 164 triệu cổ phiếu, tương đương 14% vốn điều lệ ngân hàng cho nhà đầu tư ngoại. Với mức giá chốt bán lên tới 128.000 đồng/cổ phiếu, ngân hàng thu về tới 21.000 tỷ đồng (khoảng 922 triệu USD), trở thành đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất tại Việt Nam.

Tương tự, một loạt các nhà băng khác như VPBank, TPBank và Vietcombank, các đợt chào bán đều đã thành công trong làn sóng 2017 - 2018, với giá bán đạt mức cao và giúp ngân hàng thu về những khoản thặng dư lớn.

Đó cũng là yếu tố góp phần lớn giúp Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về giá trị IPO trong năm 2018.

Tuy nhiên, đến năm 2019, mọi chuyện đã không thể tiếp tục suôn sẻ như mong đợi khi kế hoạch gọi vốn mới của hàng loạt ngân hàng như MSB, MB, Vietcombank, BIDV chưa thể thực hiện.

Trước đó, để chuẩn bị cho việc bán vốn, MSB đã triển khai hàng loạt các cuộc giới thiệu, tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, thực hiện roadshow tại Thái Lan, Singapore, Hong Kong, với sự tham gia của nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới.

MB cũng lên kế hoạch bán 7,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Đợt chào bán dự kiến được thực hiện thông qua phát hành mới 123 triệu cổ phiếu và bán 38,9 triệu cổ phiếu quỹ.

Vietcombank cũng dự kiến chào bán khoảng 6,5% cổ phần trong khi BIDV có kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nhiều thông tin được cập nhật liên quan đến các thương vụ bán vốn này.

Theo giới phân tích, một phần nguyên nhân là do thị trường chứng khoán liên tục suy giảm, giá cổ phiếu phần lớn ngân hàng cũng liên tục tìm đáy mới. Song song, biến cố lớn với đại dịch COVID – 19 từ đầu năm 2020 gây khó khăn cho mọi mặt nền kinh tế càng khiến cho kế hoạch bán vốn của các thành viên trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Rục rịch những kế hoạch mới

Quảng cáo

Sau hơn 3 năm đại dịch, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần hồi phục. Kế hoạch bán vốn của các nhà băng vì thế cũng đang rục rịch được khởi động trở lại.

Trong diễn biến mới nhất, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch BIDV cho biết, Ban lãnh ngân hàng đã tiếp xúc tổng cộng 38 nhà đầu tư trong 3 năm qua nhưng có điều không thuận lợi là tình hình kinh tế các nước, sự thu hẹp của khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư đối với thị trường mới nổi, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước làm giảm sút việc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Chủ tịch BIDV khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này trong năm nay. “Hiện nay chúng tôi có một số nhà đầu tư tiềm năng nhưng không thể công bố được. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện nhiệm vụ này trong năm 2023”, ông Tú nhấn mạnh.

Còn tại Vietcombank, Chủ tịch Phạm Quang Dũng cho biết kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Theo kế hoạch, Vietcombank sẽ thực hiện phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay hoặc năm 2024.

Bên cạnh đó, một loạt thành viên cũng dự kiến sẽ có đối tác mới trong tương lai gần.

Hãng tin Reuters mới đây dẫn nguồn tin thân cận cho biết, ngân hàng SHB đang trong quá trình đàm phán để bán 20% vốn cổ phần cho đối tác chiến lược trong năm nay.

Giá trị thương vụ có thể dao động từ 2 tỷ USD đến 2,2 tỷ USD. Danh tính các bên tham gia vẫn trong vòng bí mật, tuy nhiên nguồn tin tiết lộ một số nhà đầu tư tiềm năng đã tiếp cận SHB đến từ các nước Hàn Quốc và Nhật Bản. SHB đang trao đổi với một cố vấn tài chính để tiến hành các cuộc thảo luận nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược.

Một nhà băng khác là SeABank cũng vừa công bố thông tin cụ thể liên quan đến việc triển khai chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác ngoại. Theo phương án này, SeABank sẽ phát hành riêng lẻ thêm tối đa 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6366% lượng cổ phiếu SSB đang lưu hành để chào bán cho quỹ Norfund - Quỹ đầu tư Na Uy cho các nước đang phát triển.

Ngân hàng cho biết, giá chào bán sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2022 đã kiểm toán là 12.861 đồng/cổ phiếu. Giá chào bán cao nhất dự kiến là 37.032 đồng/cổ phiếu - là mức giá tính bằng 120% trung bình giá đóng cửa cổ phiếu SSB trong 30 phiên giao dịch gần nhất tính đến ngày 13/6/2023. Giá chào bán cụ thể do HĐQT quyết định phụ thuộc vào quá trình đàm phán, thỏa thuận với nhà đầu tư.

Với phương án này, dự kiến ngân hàng sẽ thu về tối thiểu hơn 1.200 tỷ đồng và tối đa là 3.503 tỷ đồng từ việc phát hành.

Đầu năm nay, tình huống mở "room" tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng LPBank cũng đã được đề cập tại ĐHĐCĐ. Theo đó, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LPBank cho biết, ngân hàng dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 15,5%. Giá bán cho nhà đầu tư nước ngoài chưa được công bố nhưng sẽ không thấp hơn mệnh giá.

Có thể nói, loạt kế hoạch tìm vốn mới này của các nhà băng có thể thành công hay không vẫn còn là ẩn số.

Tuy nhiên, với việc nền kinh tế bắt đầu sôi động trở lại, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục, các ngân hàng tăng cường tìm nguồn vốn mới để bổ sung nguồn lực là tín hiệu đáng mừng, triển vọng bán vốn của các thành viên cũng trở nên sáng sủa hơn.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

BVBank ra mắt game Tết "Săn Linh Giáp - Mở Tết Chill", cùng nhiều quà tặng và ưu đãi hấp dẫn

Với mong muốn kề vai cùng khách hàng mở một năm mới như ý, trọn đầy an nhiên, BVBank tiếp tục triển khai game Tết “Săn Linh Giáp - mở Tết chill” cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

BVBank tung nhiều ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng cuối năm BVBank triển khai QR tại Lào - gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng

Tất bật kinh doanh cuối năm, tiểu thương an tâm với giải pháp tài chính từ BVBank

Cận Tết Nguyên đán luôn là thời điểm bận rộn nhất đối với các tiểu thương khi nhu cầu mua sắm tăng cao đột biến. Trước áp lực phải quản lý hàng hóa, doanh thu trong mùa cao điểm, BVBank mang đến những giải pháp tài chính thông minh cho các tiểu thương.

Mở năm Như ý - BVBank gửi tặng hàng ngàn quà tặng và ưu đãi tới khách hàng BVBank tung nhiều ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng cuối năm

Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024 với những chuyển biến rất tích cực, đáng chú ý có nhà băng ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra với mức lãi kỷ lục vượt 1 tỷ USD.

Công ty chứng khoán liên kết ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận trong 2025 Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Phó Tổng giám đốc VIB muốn mua vào 2 triệu cổ phiếu

Hiện ông Minh đang sở hữu 4,4 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,147% vốn. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu ông Minh sở hữu dự kiến sẽ tăng lên 6,4 triệu cổ phiếu, chiếm 0,214%.

Các quỹ mua nhiều nhất VPB, HVN, VIB trong tháng 10/2024 Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu, con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc