Nhóm cổ đông vừa chi hơn 4.000 tỷ đồng gom cổ phiếu ACB là ai?

Toàn bộ nhóm cổ đông liên quan tới Công ty Cổ phần Âu Lạc nắm hơn 3,7% vốn điều lệ ACB. Ước tính theo thị giá hiện tại, cổ phần này trị giá hơn 4.000 tỷ đồng.

Nhóm cổ đông vừa chi hơn 4.000 tỷ đồng gom cổ phiếu ACB là ai?
Ảnh minh họa

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa bổ sung danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng.

Danh sách bổ sung này có 5 cái tên, trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Giang Sen sở hữu gần 80,3 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 1,798% và Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Bách Thanh sở hữu 55,9 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 1,252% vốn, đây là 2 doanh nghiệp không còn xa lạ có liên quan tới Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy.

Đáng chú ý, trong danh sách này xuất hiện ba cái tên liên quan đến Công ty Cổ phần Âu Lạc của nữ doanh nhân Ngô Thu Thuý sở hữu đến 166,3 triệu cổ phiếu ACB. Tạm tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu ACB (24.150 đồng/cổ phiếu), giá trị số cổ phiếu này khoảng hơn 4.000 tỷ đồng.

Danh sách bổ sung cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ACB

Theo đó, Công ty Cổ phần Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương (doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Âu Lạc, do bà Ngô Thu Thúy làm Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật) sở hữu 58,57 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 1,311% vốn. Số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến cổ đông này là 107,75 triệu cổ phiếu, chiếm 2,412%.

Con gái của bà Ngô Thu Thúy là Nguyễn Thiên Hương JENNY nắm giữ hơn 60 triệu cổ phiếu, chiếm 1,344% và cổ phần của người có liên đến là hơn 113,8 triệu cổ phiếu, chiếm 2,548% vốn.

Con trai bà Thúy là Nguyễn Đức Hiếu JONNY nắm giữ hơn 47,73 triệu cổ phiếu, chiếm 1,069% và cổ phần của ACB và người có liên quan là hơn 126 triệu cổ phiếu, chiếm 2,823% vốn.

Hai cá nhân này cũng đang nắm giữ lượng lớn cổ phần tại Âu Lạc, lần lượt là 12,81% và 9,82% vốn điều lệ.

Quảng cáo

Âu Lạc đang kinh doanh ra sao?

Công ty cổ phần Âu Lạc (Âu Lạc Corporation) thành lập ngày 4/9/2002 do bà Ngô Thu Thuý làm Chủ tịch HĐQT, hoạt động trong mảng kinh doanh vận tải nhiên liệu đường thủy nội địa và quốc tế. Công ty có địa bàn kinh doanh toàn cầu với tàu hàng rời hoạt động tại Việt Nam, Đông Nam Á và một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Maldives, Thái Lan, Singapore...

Theo giới thiệu, công ty sở hữu đội tàu gồm 8 tàu dầu với tổng trọng tải 119.580 DWT cùng 1 tàu hàng trọng tải 55.848 DWT.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024, Âu Lạc có doanh thu đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ, lãi sau thuế đạt hơn 171 tỷ đồng, tăng gần 90%. Trong đó riêng lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đạt hơn 9,6 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, Âu Lạc có tổng tài sản 2.546,5 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.331 tỷ đồng. Vốn điều lệ của công ty đạt 564,7 tỷ đồng và còn 465 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

Tuy nhiên, nợ phải trả ở mức cao với hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính dài hạn chiếm hơn 710 tỷ đồng và vay ngắn hạn gần 276 tỷ đồng.

Năm 2024, HĐQT Âu Lạc thông qua chỉ tiêu doanh thu 1.324 tỷ đồng và 187 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và hơn 90% kế hoạch lợi nhuận.

Trước đây, Âu Lạc cũng từng rót lượng tiền lớn đầu tư vào ACB. Cụ thể, theo báo cáo tài chính của Âu Lạc, doanh nghiệp này bắt đầu mua vào cổ phiếu ACB từ quý I/2022 và đến hết quý II/2022, Âu Lạc sở hữu hơn 14 triệu cổ phiếu ACB với giá gốc 365,5 tỷ đồng (bình quân 26.000 đồng/cổ phiếu).

Cuối năm 2023 Âu Lạc đã bán bớt, chỉ còn nắm giữ hơn 3,5 triệu cổ phiếu ACB. Tới quý I/2024 Âu Lạc đã bán hết số cổ phiếu ACB còn lại.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất