Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm gần 12% vốn tại ACB

Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy cùng những người có liên quan đang sở hữu nắm lượng cổ phiếu tương ứng gần 12% vốn điều lệ tại ACB.

Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm gần 12% vốn tại ACB
Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Trần Hùng Huy

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây vừa công bố danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ ngân hàng gồm 2 cổ đông cá nhân và 4 cổ đông tổ chức.

Theo đó, 2 cổ đông cá nhân là ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB nắm giữ 153 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,427% vốn điều lệ. Người liên quan ông Huy nắm giữ 367 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,218% vốn điều lệ.

Người còn lại là bà Đặng Thu Thủy - Mẹ của Chủ tịch Trần Hùng Huy nắm giữ 53 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,194% vốn. Người liên quan bà Đặng Thu Thủy sở hữu 467 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,457% vốn.

Bốn cổ đông tổ chức gồm SMALLCAP World Fund, Inc nắm giữ 112 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,51% vốn. Boardwalk South Limited nắm giữ 82 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,842% vốn. VOF PE Holding 5 Limited nắm giữ 76 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,715% vốn. Người liên quan tới 3 cổ đông ngoại này đều không nắm giữ số cổ phiếu nào. Cổ đông còn lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam nắm giữ 69 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,194 vốn.

Nguồn: ACB

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024 của ACB, ba tổ chức có tỷ lệ sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng có liên quan đến ông Trần Hùng Huy gồm: CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sơn nắm 80,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu là 2,07%; CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn nắm gần 44,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu là 1,14%; CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh nắm gần 55,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu là 1,44%.

Quảng cáo

Ngoài ra, bà Đặng Thu Hà, Phó Giám đốc Chi nhánh TP.HCM, người có liên quan của bà Đặng Thu Thuỷ sở hữu 46,1 triệu cổ phiếu, tương đương 1,19% vốn của ngân hàng, tuy nhiên bà Hà chưa được nêu trong danh sách cổ đông sở hữu trên 1% của ngân hàng.

Về tình hình kinh doanh, ACB vừa có báo cáo tài chính quý 2/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.600 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với quý trước và tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao kỷ lục của ACB.

Trong quý II/2024, ACB ghi nhận lãi thuần đạt 7.111 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số khoản thu ngoài lãi cũng ghi nhận kết quả tích cực với lãi từ dịch vụ tăng 9,1%, đạt 877 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động khác đạt 415 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, thu nhập từ mảng kinh doanh chứng khoán lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lỗ hơn 41 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng lỗ hơn 14 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 10.490 tỷ đồng, tăng 5% so với 6 tháng năm ngoái, hoàn thành được 47,7% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của ACB ghi nhận đạt 769.678 tỷ đồng, tăng 7% so với hồi đầu năm.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng nợ xấu của ACB tăng lên 8.121 tỷ đồng, trong đó khoản nợ có khả năng mất vốn tăng tới 41% so với hồi đầu năm, lên 5.525 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tại ACB tăng từ 1,22% hồi đầu năm lên 1,5%.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng