Nhìn thẳng sự thật để có những giải pháp đột phá gỡ khó cho bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nói về giải pháp cấp bách cho lĩnh vực đầu tàu, đang đóng góp tới 11% GDP cả nước là bất động sản (BĐS).

"Ngân hàng Nhà nước nên xem xét nới trần tín dụng thêm khoảng 1 - 2%. Nguồn vốn này có thể ưu tiên cho các dự án nhà ở thương mại, các dự án được đầu tư bởi các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế, dự án đảm bảo yếu tố pháp lý đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".

Bất động sản khó khăn, sa thải nhân sự hàng loạt

Ngành địa ốc Trung Quốc đang khiến cả thế giới chú ý khi cuối tuần trước, 6 ngân hàng quốc doanh lớn của nước này thông báo sẽ bơm 140 tỷ USD vào thị trường bất động sản. Đây được xem như cú hích đáng kể giúp thị trường BĐS của đất nước tỉ dân giữa lúc khó khăn nhất.

Tại Việt Nam, tình hình thị trường địa ốc cũng không mấy khởi sắc. "Chưa bao giờ khó như bây giờ" là câu nói cửa miệng của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp, Tập đoàn bất động sản lớn nhỏ. Trong suốt 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 bất động sản dù khó khăn nhưng thời điểm đó, doanh nghiệp vẫn còn "lương khô" – để duy trì và trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, bước sang năm 2022 giao dịch đóng băng đã khiến hàng trăm nghìn doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình cảnh lao đao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cũng khẳng định: "Hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Hiện đã xuất hiện một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản gặp "rủi ro" bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản. Hiện các Tập đoàn, doanh nghiệp này đã phải thực hiện các biện pháp mạnh để tồn tại".

Theo đó, ông Châu cho biết các doanh nghiệp bất động sản đang ồ ạt cắt giảm nhân sự, có những Tập đoàn lớn cắt giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội. Không chỉ cắt giảm nhân sự, số lượng nhân viên bất động sản còn lại cũng bị giảm giờ làm, cắt giảm lương từ 30-50%, thậm chí nợ vài tháng lương. Điều này đã tác động rất lớn đến cuộc sống người lao động.

Ông Châu cho biết, bất động sản đóng góp gần 11% GDP của nền kinh tế. Đặc biệt, lĩnh vực BĐS có ảnh hưởng đến khoảng 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng... Cùng với đó, nhu cầu nhân sự cho BĐS hiện đang xếp thứ 7/11 các nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao, nhu cầu tuyển dụng ngành BĐS bình quân chiếm 4,15% tổng nhu cầu nhân lực/năm. Chính vì thế, khi các doanh nghiệp bất động sản lao đao sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt ngành nghề khác, gây bất ổn cho nền kinh tế.

Lo ngại nhà đầu tư ngoại "thôn tính" dự án rẻ khi doanh nghiệp đói vốn

Không chỉ lo lắng về hàng triệu nhân sự bất động sản bị giảm lương, thất nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu còn lo ngại khi doanh nghiệp buộc phải bán tháo tài sản hoặc chấp nhận rủi ro lớn.

Quảng cáo

"Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn" phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy "rủi ro". Thậm chí, một số doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng)", ông Châu nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng bày tỏ lo ngại việc bán dự án với "giá hời" có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội "thôn tính" có thể làm mất đi "lợi thế" của doanh nghiệp nội địa.

Cùng với đó, theo ông Châu, hiện nay một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh: Dừng, trì hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới… Điều này sẽ tiếp tục khiến nguồn cung trên thị trường bất động sản tiếp tục khan hiếm, khiến giá nhà khó hạ nhiệt do nhu cầu nhà ở của người dân vẫn lớn. Ông Châu cũng bày tỏ lo ngại về một cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung bất động sản trong 2 năm tới.

Cần nhìn thẳng vào sự thật để tháo gỡ cho thị trường bất động sản

Theo ông Châu, một trong những vấn đề quan trọng cần nhắc lại là thị trường bất động sản luôn có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp hơn 11% GDP cả nước, có quan hệ hữu cơ với nhiều ngành nghề, tạo được nhiều công ăn việc làm cho xã hội.

"Hiện nay, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, hết sức bình tĩnh, khách quan, phân tích thấu đáo, xem xét nhiều chiều, đánh giá chính xác các trở ngại, vướng mắc, tồn tại, xác định các nguyên nhân chủ yếu và đề xuất giải pháp cấp bách đúng, trúng nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường tiếp tục phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", ông Châu khẳng định.

Theo ông Châu, trước tiên, các doanh nghiệp mong muốn có thêm nguồn vốn. Theo đó, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền.

"Ngân hàng Nhà nước nên xem xét nới trần tín dụng thêm khoảng 1 - 2%. Nguồn vốn này có thể ưu tiên cho các dự án nhà ở thương mại, các dự án nhà ở vừa túi tiền, nhất là các những dự án được đầu tư bởi các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế, dự án đảm bảo yếu tố pháp lý đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cùng với đó, cần xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho đối tượng hưởng chính sách vay ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm để mua, thuê mua nhà ở xã hội", ông Châu cho biết.

Chủ tịch HoREA cũng đề nghị tổ công tác của Chính phủ khẩn trương xem xét, tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình, làm tiền lệ để giải quyết các trường hợp tương tự, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản.

Ông Châu cho biết, mới đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tổ chức hai cuộc họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường. Những thông điệp mà hai cuộc họp này phát đi đã làm tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các nhà đầu tư. "Tổ công tác có thể lựa chọn khoảng 10 tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn có nhiều dự án bị vướng mắc pháp lý, để tập trung tháo gỡ, làm tiền lệ giải quyết các trường hợp tương tự, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thị trường", ông Châu đề xuất.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Bộ Xây dựng chủ trương nghiên cứu mô hình để giao dịch nhà đất online

Theo Bộ Xây dựng, các thủ tục đất đai như mua bán, công chứng, thuế, đăng ký giao dịch bất động sản có thể thực hiện trực tuyến như giao dịch chứng khoán, theo Bộ Xây dựng.

Lãi suất hạ giúp vực dậy thị trường nhà đất Hong Kong (Trung Quốc) Đề xuất tính thuế TNCN khi mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024

Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với hầu hết các CĐT trong năm 2024, khi nhiều CĐT đã gia tăng giải ngân để đẩy nhanh phát triển dự án. VIS Rating kỳ vọng chỉ số này sẽ cải thiện trong năm 2025 khi dòng tiền thu từ bán hàng dẫn đầu bởi các CĐT lớn.

Điểm danh những khu vực hút lực tìm kiếm bất động sản sau Tết Chuyên gia nói gì về việc áp thuế bất động sản theo thời gian sở hữu?

Bộ Xây dựng sẽ thanh, kiểm tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh mới đây đã ký Quyết định 110/QĐ-BXD ban hành kế hoạch thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội và chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu vốn hóa tăng trưởng mạnh KITA Group công bố cuộc thi tuyển kiến trúc dự án TM01 với tổng giải thưởng gần 2 tỷ đồng

Đất nông nghiệp bị biến tướng theo trào lưu pickleball

Thời gian qua, thông tin hàng loạt khu đất vốn là đất nông nghiệp, đất dự án bỏ hoang, kho bãi... bị san lấp, cải tạo trái phép trở thành các cụm sân pickleball được dư luận quan tâm.

Hy hữu lãi hơn 9 tỷ đồng nhờ bán chênh mảnh đất nông nghiệp tại quận 9, TP.HCM Từ 1/8, đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở

Thế hệ trẻ cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên 3 tỷ đồng

Nếu như thời điểm năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x mất khoảng 31,3 năm thu nhập để mua được một căn chung cư (60m2) giá 600 triệu đồng, đến năm 2024 hế hệ 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên 3 tỷ đồng.

Gần 25.000 căn chung cư được bán ra thị trường Hà Nội trong năm 2024 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia nói gì về việc áp thuế bất động sản theo thời gian sở hữu?

Theo các chuyên gia, áp thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu là một giải pháp rất đáng xem xét nhưng cần tính toán kỹ để đảm bảo tính hiệu quả

Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025 Tập đoàn bất động sản muốn mua dự án Đại Nam của ông Dũng "lò vôi" thua lỗ kỷ lục

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần

Nếu như cuối năm 2014, theo công bố của Sở Xây dựng Hà Nội, chung cư tại nội thành Hà Nội có giá bình quân khoảng 20-25 triệu đồng/m2 thì đến cuối năm 2024, chỉ số này đã lên đến hơn 75 triệu đồng/m2.

Lộ diện 7 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Bình Dương, cung cấp hơn 9.000 căn ra thị trường Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội

Điểm danh những khu vực hút lực tìm kiếm bất động sản sau Tết

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ lượng tin đăng và mức độ quan tâm bất động sản đang có sự phục hồi tích cực. Một số khu vực tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lượt tìm kiếm cũng gia tăng mạnh.

Bất động sản hút 1,09 tỷ USD vốn ngoại trong tháng đầu năm Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025

Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng đối với người mua bất động sản để ở, thì mua vào thời điểm nào cũng đúng, miễn người mua đã tính toán kỹ lưỡng phương án tài chính.

Điểm tên các dự án chung cư mới tại Hà Nội có kế hoạch “bung hàng” trong năm 2025 Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2