Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024

Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với hầu hết các CĐT trong năm 2024, khi nhiều CĐT đã gia tăng giải ngân để đẩy nhanh phát triển dự án. VIS Rating kỳ vọng chỉ số này sẽ cải thiện trong năm 2025 khi dòng tiền thu từ bán hàng dẫn đầu bởi các CĐT lớn.

Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024
VIS Rating kỳ vọng dòng tiền sẽ cải thiện trong năm 2025 khi thu từ bán hàng dẫn đầu bởi các CĐT lớn. (Ảnh: Int)

VIS Rating vừa cập nhật kết quả kinh doanh cả năm 2024 của 30 chủ đầu tư bất động sản nhà ở niêm yết lớn nhất theo doanh thu. Theo đó, năm 2024, tổng lợi nhuận sau thuế giảm do chi phí lãi vay tăng cao và khoản lỗ hoạt động của các chủ đầu tư đối mặt với các vấn đề pháp lý.

Trong quý 4/2024, các chủ đầu tư (CĐT) ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đáng kể, tăng 183% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần làm tăng 8% doanh thu cho cả năm 2024. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận ròng vẫn giảm 7% do chi phí lãi vay cao hơn cũng như khoản lỗ hoạt động của các CĐT đang phải đối mặt với các vấn đề pháp lý, bao gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (NRC), CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) và CTCP Đầu tư LDG (LDG).

Ngược lại, các CĐT lớn như CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) – công ty mẹ của Hà An (BBB, ổn định), CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM), ghi nhận biên lợi nhuận cao hơn sau khi hoàn thành các dự án quan trọng của họ, chủ yếu ở phân khúc thấp tầng.

Năm 2024, tổng nợ của các CĐT đã tăng 20% so với cùng kỳ, lên 208 nghìn tỷ VND, chủ yếu để tài trợ chi phí phát triển dự án (như VHM, NLG, DXG), và bổ sung vốn lưu động hoặc tái cấu trúc nợ đến hạn (như NVL, NBB). Sự gia tăng nợ này dẫn đến chi phí lãi vay tăng 41% so với cùng kỳ.

Quảng cáo

Nguồn tiền mặt của ngành đã tăng 46% so với cùng kỳ trong năm 2024, đạt mức cao nhất trong năm năm qua, nhờ vào dòng tiền mạnh mẽ từ hoạt động đầu tư và tài chính. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi việc mở rộng khả năng tiếp cận vốn thông qua nguồn vốn vay ngân hàng và các hoạt động tái cấu trúc dự án như mua bán và sáp nhập, hợp đồng hợp tác kinh doanh và chuyển nhượng cổ phần.

Tuy nhiên, dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với hầu hết các CĐT trong năm 2024, khi nhiều CĐT đã gia tăng giải ngân để đẩy nhanh phát triển dự án sau khi nhận được phê duyệt pháp lý và dự kiến sẽ mở bán dự án vào năm 2025 như VHM, CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH), CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR), trong khi những CĐT khác vẫn đang vướng tình trạng chậm trả gốc, lãi trái phiếu và các vấn đề pháp lý dự án như CTCP Tập đoà địa ốc No va (NVL), NBB.

"Mặc dù có sự cải thiện trong việc ghi nhận doanh thu và nguồn tiền mặt nhưng lợi nhuận và dòng tiền hoạt động của các CĐT tiếp tục suy yếu vào năm 2024. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng năm 2025 sẽ là một năm có hiệu quả hoạt động tốt hơn cho các CĐT. Nguồn cung nhà ở mới nhờ hoạt động phát triển dự án gia tăng từ nửa cuối năm 2024, được củng cố bởi tâm lý tích cực của người mua nhà, sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao hiệu quả tài chính của các CĐT vào năm 2025," – ông Dương Đức Hiếu,Giám đốc, Chuyên gia phân tích cao cấp, VIS Rating cho hay.

Trước đó, chuyên gia của VIS Rating đánh giá, dòng tiền yếu là điểm yếu chính trong hồ sơ tín dụng của các CĐT tại Việt Nam, khi khoảng 70% các doanh nghiệp mà VIS Rating theo dõi có dòng tiền hoạt động yếu để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

VIS Rating kỳ vọng chỉ số này sẽ cải thiện trong năm 2025 khi dòng tiền thu từ bán hàng dẫn đầu bởi các CĐT lớn như VHM, KDH, DXG, NLG, với kế hoạch mở bán tăng mạnh tại các thành phố lớn.

Sự phân hóa tín nhiệm trong ngành sẽ nới rộng trong năm 2025. Các CĐT sẽ đối mặt với chi phí phát triển dự án gia tăng đáng kể, trong khi tỷ lệ đòn bẩy vẫn ở mức cao. Đặc biệt, những CĐT từng chậm trả các nghĩa vụ nợ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tái cấp vốn để để tránh tình trạng chậm trả trong tương lai.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Bộ Xây dựng chủ trương nghiên cứu mô hình để giao dịch nhà đất online

Theo Bộ Xây dựng, các thủ tục đất đai như mua bán, công chứng, thuế, đăng ký giao dịch bất động sản có thể thực hiện trực tuyến như giao dịch chứng khoán, theo Bộ Xây dựng.

Lãi suất hạ giúp vực dậy thị trường nhà đất Hong Kong (Trung Quốc) Đề xuất tính thuế TNCN khi mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024

Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với hầu hết các CĐT trong năm 2024, khi nhiều CĐT đã gia tăng giải ngân để đẩy nhanh phát triển dự án. VIS Rating kỳ vọng chỉ số này sẽ cải thiện trong năm 2025 khi dòng tiền thu từ bán hàng dẫn đầu bởi các CĐT lớn.

Điểm danh những khu vực hút lực tìm kiếm bất động sản sau Tết Chuyên gia nói gì về việc áp thuế bất động sản theo thời gian sở hữu?

Bộ Xây dựng sẽ thanh, kiểm tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh mới đây đã ký Quyết định 110/QĐ-BXD ban hành kế hoạch thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội và chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu vốn hóa tăng trưởng mạnh KITA Group công bố cuộc thi tuyển kiến trúc dự án TM01 với tổng giải thưởng gần 2 tỷ đồng

Đất nông nghiệp bị biến tướng theo trào lưu pickleball

Thời gian qua, thông tin hàng loạt khu đất vốn là đất nông nghiệp, đất dự án bỏ hoang, kho bãi... bị san lấp, cải tạo trái phép trở thành các cụm sân pickleball được dư luận quan tâm.

Hy hữu lãi hơn 9 tỷ đồng nhờ bán chênh mảnh đất nông nghiệp tại quận 9, TP.HCM Từ 1/8, đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở

Thế hệ trẻ cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên 3 tỷ đồng

Nếu như thời điểm năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x mất khoảng 31,3 năm thu nhập để mua được một căn chung cư (60m2) giá 600 triệu đồng, đến năm 2024 hế hệ 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên 3 tỷ đồng.

Gần 25.000 căn chung cư được bán ra thị trường Hà Nội trong năm 2024 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia nói gì về việc áp thuế bất động sản theo thời gian sở hữu?

Theo các chuyên gia, áp thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu là một giải pháp rất đáng xem xét nhưng cần tính toán kỹ để đảm bảo tính hiệu quả

Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025 Tập đoàn bất động sản muốn mua dự án Đại Nam của ông Dũng "lò vôi" thua lỗ kỷ lục

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần

Nếu như cuối năm 2014, theo công bố của Sở Xây dựng Hà Nội, chung cư tại nội thành Hà Nội có giá bình quân khoảng 20-25 triệu đồng/m2 thì đến cuối năm 2024, chỉ số này đã lên đến hơn 75 triệu đồng/m2.

Lộ diện 7 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Bình Dương, cung cấp hơn 9.000 căn ra thị trường Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội

Điểm danh những khu vực hút lực tìm kiếm bất động sản sau Tết

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ lượng tin đăng và mức độ quan tâm bất động sản đang có sự phục hồi tích cực. Một số khu vực tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lượt tìm kiếm cũng gia tăng mạnh.

Bất động sản hút 1,09 tỷ USD vốn ngoại trong tháng đầu năm Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025

Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng đối với người mua bất động sản để ở, thì mua vào thời điểm nào cũng đúng, miễn người mua đã tính toán kỹ lưỡng phương án tài chính.

Điểm tên các dự án chung cư mới tại Hà Nội có kế hoạch “bung hàng” trong năm 2025 Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2