Nhìn lại những thay đổi lớn nhất trong công nghệ, đầu tư Trung Quốc thập kỷ qua

Đối với nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh và doanh nhân tại Trung Quốc, khoảng thời gian 10 năm qua đã mang đến cho họ lượng tài sản lớn chưa từng có.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong sự kiện Đại hội Đảng Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của sức mạnh kinh tế Trung Quốc và tuyên bố Trung Quốc đã gia nhập nhóm những nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới.

Đối với nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh và doanh nhân, khoảng thời gian 10 năm qua đã mang đến cho họ lượng tài sản lớn chưa từng có. Tuy nhiên những ưu tiên chính trị cũng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn. Hơn hết, chính phủ Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp.

Nikkei Asean Review đã thống kê lại những thay đổi lớn nhất trong kinh doanh Trung Quốc trong khoảng thời gian một thập kỷ dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhận định về những thay đổi sẽ đến trong thời gian tới:

Sản xuất công nghệ

Nhóm các doanh nghiệp hàng đầu

• Huawei Technologies

• SMIC

• Luxshare

• YMTC

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang từ năm 2018 trở lại đây, ngành bán dẫn luôn ở vị thế tâm điểm.

Chính quyền Washington đã bắt đầu đẩy cao áp lực với ngành công nghệ Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Huawei Technologies, một trong những doanh nghiệp trước đây từng đứng thứ 2 thế giới về điện thoại thông minh, đã bị đưa vào danh sách đen bị hạn chế khả năng tiếp cận với công nghệ Mỹ, đồng thời khả năng hợp tác của Huawei với nhiều đối tác toàn cầu như Taiwan Semiconductor Manufacturing cũng chịu hạn chế. Giờ đây, Huawei thậm chí còn không còn trong top 10 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu.

Hãng sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC) và nhiều doanh nghiệp khác cũng đã tiếp bước Huawei vào danh sách thương mại đen của Mỹ, chính quyền Washington buộc tội họ có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Áp lực này thậm chí tăng cao hơn dưới thời chính quyền Joe Biden, biện pháp hạn chế mới nhất với tham vọng công nghệ của Bắc Kinh được công bố vào đầu tháng này.

Tuy nhiên, căng thẳng đối với Mỹ không phải lúc nào cũng tệ với các doanh nghiệp sản xuất chip Trung Quốc. Khi mà toàn cầu thiếu chip, các biện pháp cứng rắn của Washington đã khiến cho doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải sử dụng chip sản xuất nội địa. Đã nhiều năm nay, các loại chip sản xuất tại nội địa được coi như lựa chọn tốt nhất thay thế.

“Chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực vào nghiên cứu về khoa học và công nghệ”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố vào ngày 16/10/2022.

Căng thẳng thương mại cũng buộc phải khiến cho Bắc Kinh nới lỏng chính sách. Chính quyền trung ương và địa phương tại Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào các chương trình trợ cấp chip và hỗ trợ cho các nhà cung cấp, chủ yếu thông qua “Big Fund”.

SMIC cho đến nay đã hưởng lợi từ các xu thế này. Doanh thu của SMIC tăng từ mức 1,7 tỷ USD vào năm 2012 cho đến 5,44 tỷ USD vào năm 2021, cùng lúc đó, lợi nhuận ròng tăng từ 22,8 triệu USD lên 1,7 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian trên. Đồng CEO của SMIC Zhao Haijun đã không ngừng nói đến việc nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh đằng sau việc hoạt động kinh doanh của SMIC tăng trưởng mạnh.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ đã tiến lên những nấc cao mới trong chuỗi giá trị dưới thời kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Luxshare Precision Industry đã trở thành nhà cung cấp quan trọng nhất tại Trung Quốc của Apple, họ sản xuất ra nhiều sản phẩm biểu tượng như điện thoại iPhone, đồng hồ Apple Watch hay tai nghe AirPods.

Vào năm 2012, Luxshare mới chỉ là một doanh nghiệp sản xuất thiết bị kết nối nhỏ, doanh thu ước tính 3,14 tỷ nhân dân tệ. Trong năm ngoái, Luxshare thu về 153,94 tỷ nhân dân tệ.

Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều yếu tố đáng lo ngại. Các biện pháp hạn chế thương mại gần đây của Mỹ nhắm đến trọng tâm trong tham vọng của Trung Quốc liên quan đến việc hạn chế cung cấp công nghệ chip quan trọng cho Trung Quốc và hạn chế cả đối tượng có thể làm việc trong ngành bán dẫn của Mỹ.

Đầu tư nước ngoài

Những lĩnh vực đầu tư nước ngoài chủ chốt tại Trung Quốc

Ô tô

Y tế

Hàng hóa tiêu dùng và điện tử tiêu dùng

Thực phẩm và đồ uống

Những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trải qua nhiều thay đổi khi mà Trung Quốc thay đổi trọng tâm từ tăng trưởng dựa trên sản xuất hàng hóa giá trị thấp chuyển sang tăng cường phát triển các ngành công nghệ cao nhằm giảm bớt tác động từ việc nền kinh tế tăng trưởng chững lại.

Các biện pháp hạn chế trong một số lĩnh vực cũng đã được nới lỏng dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nó cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm tỷ lệ sở hữu cao hơn tại doanh nghiệp Trung Quốc.

Ví dụ như hãng ô tô Tesla đã được cho phép thành lập doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu 100% vốn ngoại mà không cần có biện pháp hạn chế vốn chủ sở hữu vào năm 2019. Trung Quốc đã trở thành thị trường quan trọng nhất tại nước ngoài của Tesla, nhiều người tiêu dùng chạy đua mua sản phẩm của hãng.

Trong ngành tài chính, trần sở hữu 50% đã được gỡ bỏ trong năm 2020 nhằm cho phép nhiều doanh nghiệp toàn cầu ví như JP Morgan tham gia nhiều hơn vào ngành quản lý tài sản tại Trung Quốc.

Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao tại Trung Quốc tăng lên tỷ trọng 28% tổng đầu tư trực tiếp trong giai đoạn từ năm 2014 cho đến năm 2019, theo số liệu của Fitch Ratings trong một báo cáo vào tháng 9/2022.

Tuy nhiên, quan hệ của Trung Quốc với các nhà đầu tư nước ngoài gần đây khá phức tạp, nó có nguyên nhân trực tiếp từ việc Trung Quốc áp dụng chính sách không COVID-19 và quan hệ với các nước phương Tây ngày một xấu đi. Quá trình tách rời giữa kinh tế Trung Quốc và Mỹ ngày một mạnh mẽ hơn.

Chỉ số niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm do tác động của các biện pháp phong tỏa và hiện không có dấu hiệu cho thấy giới chức Trung Quốc sẽ hướng đến sống chung với COVID-19, chính sách mà nhiều nước đã áp dụng.

Niềm tin của doanh nghiệp Mỹ vào khả năng Trung Quốc mở cửa thị trường trong vòng 3 năm tới giảm xuống còn 47% trong năm 2021 so với tỷ lệ 61% vào năm 2020, theo khảo sát vào tháng 3/2022 của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc.

Dù rằng thông điệp của giới chức Trung Quốc hiện nay vẫn là Trung Quốc cởi mở với hoạt động kinh doanh, việc Trung Quốc thực hiện cam kết mở cửa thị trường như thế nào trong 5 năm tới hiện vẫn chưa chắc chắn, theo nhận định của chuyên gia.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE