Nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, thị trường bất động sản đã hết "khó"?

Theo chuyên gia, Nghị định 08 và Nghị quyết 33 có thể giúp xoa dịu áp lực thanh khoản trong ngắn hạn, tuy nhiên vẫn cần giải quyết vấn đề cốt lõi để bứt phá.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Hàng loạt biện pháp hỗ trợ được ban hành

Thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và đơn vị liên quan đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, “gỡ khó” cho thị trường bất động sản (BĐS). Mới đây nhất, ngày 14/3/2023, sau chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ngay lập tức ban hành hai quyết định, điều chỉnh lãi suất điều hành từ 0,5% - 1%.

Cụ thể: Quyết định số 313/QĐ-NHNN giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn nhưng điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu 1% về 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm của NHNN đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng giảm về mức 6% thay vì 7%.

Quyết định số 314/QĐ-NHNN cũng quy định giảm lãi suất 0,5% các khoản cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD với nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên bao gồm: nông nghiệp, xuất khẩu, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ về mức 5%/năm.

Như vậy, đây là lần đầu tiên NHNN điều chỉnh thực hiện giảm lãi suất điều hành trong 2 năm gần đây, đánh dấu những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định mặt bằng của lãi suất.

Đáng chú ý, trước động thái giảm lãi suất điều hành của các ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 vào ngày 11/03/2023 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất BĐS. Trước đó vài ngày, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 08 về gia hạn trả nợ gốc và trái phiếu cho doanh nghiệp; trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

Các điểm chính của Nghị quyết số 33 bao gồm: Chỉ đạo NHNN hướng dẫn các TCTD xem xét và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp cho các khoản nợ thuộc lĩnh vực BĐS (gia hạn trả nợ gốc/lãi hoặc duy trì nhóm nợ).

Quảng cáo

Khuyến khích các NHTM cho vay với các chủ đầu tư đủ điều kiện qua gói hỗ trợ tín dụng quy mô 120.000 tỷ đồng. Giao nhiệm vụ cho NHNN xem xét điều chỉnh hệ số rủi ro, từ đó có thể làm giảm các giới hạn cho vay với nhóm doanh nghiệp BĐS.

Đồng thời, khuyến khích các NHTM hạ lãi suất cho thị trường BĐS và gia hạn các khoản vay ngắn hạn cho các chủ đầu tư với vấn đề thanh khoản.

Thị trường vẫn cần giải quyết vấn đề cốt lõi

Liên quan đến các biện pháp hỗ trợ trên, trong báo cáo mới nhất vừa được phát hành, chuyên gia Vndirect đánh giá, Nghị quyết số 33 cùng với Nghị định 08 cho phép chủ đầu tư gia hạn nghĩa vụ trả nợ sẽ làm giảm áp lực thanh khoản lên các chủ đầu tư trong ngắn hạn đáng kể và cho phép họ có thêm thời gian để xử lý các khoản nợ của mình. Ngoài ra, nghị quyết cũng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, tái cân bằng cung cầu.

Theo phân tích của các chuyên gia Vndirect, thị trường BĐS hiện đang đối mặt tình trạng lệch pha cung cầu với căn hộ bình dân, trung cấp chiếm chưa tới 2% tổng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM và Hà Nội trong 2022.

Do đó, để tái cân bằng nguồn cung, các cơ quan quản lý đang nỗ lực cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở thông qua Nghị quyết 33 bằng việc: trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” vào kỳ họp tháng 5/2023, trong lúc chờ Luật Nhà ở sửa đổi thông qua; Triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Cam kết xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân tới năm 2030.

“Nghị định 08 và Nghị quyết 33 có thể giúp xoa dịu áp lực thanh khoản trong ngắn hạn, tuy nhiên các vấn đề cốt lõi của thị trường BĐS như tháo gỡ pháp lý, khơi thông dòng vốn, khôi phục niềm tin người mua nhà vẫn còn đang bỏ ngỏ về chính sách”, chuyên gia Vndirect nhận định.

Để dẫn chứng, các chuyên gia cho biết, hiện có nhiều dự án đang đình trệ/chậm tiến độ thi công so với kế hoạch do gặp vấn đề thanh khoản và điều này có thể làm tình hình trở nên mất kiếm soát hơn khi người mua nhà lo ngại và dừng trả nợ vay mua nhà. Do đó, cần có thêm chính sách hỗ trợ, khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS trong 3-6 tháng tới, đặc biệt đảm bảo ưu tiên những dự án đang xây dựng dở dang để có thể bàn giao kịp thời đến khách hàng.

“Luật Đất đai sửa đổi 2023 nếu được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là bước ngoặt lớn cho ngành BĐS, khi tháo gỡ được các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025”, chuyên gia Vndirect nhận định.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn