Nhà đầu tư tháo chạy, gần 190 mã giảm sàn, chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực

Cuối phiên sáng nay, thị trường thế giới có thêm những tin đồn về khả năng Credit Suisse phá sản. Trong khi tác động lên Dow Jones Futures hay các chỉ số chứng khoán châu Á là khá mờ nhạt thì nhà đầu tư Việt Nam lại có cớ để sát phạt nhau với một phiên gi

Một thông tin trên thị trường chứng khoán quốc tế được chia sẻ cuối phiên sáng nay là Credit Suisse dính phải tin đồn phá sản khi phí bảo hiểm trái phiếu (CDS) của Ngân hàng này lên cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây. Nhà đầu tư nội đã tự đặt ra những lo lắng về rủi ro khủng hoảng tài chính tương tự như năm 2008 với trường hợp của Lehman Brothers.

Tuy nhiên, phản ứng của thị trường Việt Nam với thế giới lại rất vênh. Nếu như các chỉ số chứng khoán châu Á hấp thụ thông tin này với một cách kiềm chế như KLCI (+0,23%), IDX (-0,44%), SET (-1,32%) hoặc Dow Jones Futures thậm chí còn tăng điểm nhẹ thì dòng tiền lại xem đây là cơ hội để làm tổn thương thị trường cơ sở.

VN-Index tiếp tục rơi mạnh hơn trong phiên chiều đề về mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Chỉ số đóng cửa giảm tới 45,67 điểm (-4,03%) xuống 1.086,44 điểm.

Nhóm VN30 đã gây ra sự "tan hoang" với 11/30 mã giảm sàn bao gồm cả các cổ phiếu Bảo hiểm hay Ngân hàng như BVH, CTG, BID, TCB, STB, TCB. Rất may là các trụ cột của thị trường như VNM (-1,8%), VCB (-3,6%), VIC (+0,9%), VHM (-0,6%) đã không gây thêm thương đau cho chỉ số bởi nếu không biên độ giảm có thể lên trên 5%.

Trên cả HOSE, số mã giảm còn vượt qua con số 100 mã, đạt 136 mã. Hàng loạt cổ phiếu như VCI, HCM, NLG, FRT, KBC, DXG, PNJ, DBC, VHC, VCG, IDI, CKG… Gần như không có một điểm sáng cổ phiếu nào khi đóng cửa phiên giao dịch kể cả thanh khoản.

Lượng tiền của nhà đầu tư đã có phần cạn kiệt sau khi bắt "dao rơi" ở phiên trước nên dù các mã giảm sàn hàng loạt thì giá trị giao dịch cả HOSE cũng chỉ là 11.525 tỷ đồng. Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại rút ròng cả phiên hơn 500 tỷ đồng.

Cũng cần phải điểm qua thị trường phái sinh, khi HĐTL tháng 10 (VN30F1M) đạt thanh khoản cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại. Với khối lượng mở qua đêm không quá cao nhưng thanh khoản liên tục bung lên trên thị trường này thì rõ ràng nhóm mở vị thế short đã có lợi nhuận từ việc cơ sở bị tháo chạy. Hợp đồng này kết phiên bằng đúng điểm số của VN30 là 1.102 điểm.

Với các chỉ số khác, HNX-Index và UPCoM-Index cũng bị ảnh hưởng theo nhưng HNX-Index tỏ rõ nhất sự nhạy cảm khi giảm 4,83% còn UPCoM-Index giảm 2,59%. Tổng số mã giảm sàn trên 2 này là 52 mã.

****

Quảng cáo

Tới cuối phiên sáng, chỉ số chứng khoán VN-Index thậm chí còn vượt qua biên độ -2%. Các chỉ số KLCI (-0,24%), IDX (-0,24%), TWSE (-0,8%) cũng đều giảm nhưng phản ứng của nhà đầu tư Việt lại thể hiện thái quá.

2e0403b463afb440fe35509c3520f426.jpg?rt=20221003115120 VN-Index lại áp sát mốc 1.100 điểm trong buổi sáng phiên đầu tháng 10.

Hiện nhà đầu tư ngoại đang được xem là nguyên nhân chính khi lại đổ ra bán hàng loạt các cổ phiếu VN30. Sau khi đã có 6 tuần bán ròng liên tiếp thì sáng nay họ đang rút 273 tỷ đồng trên HOSE với HPG (-75 tỷ đồng), STB (-20 tỷ đồng), CTG (-17,5 tỷ đồng), VHM (-14 tỷ đồng), MSN (-13,2 tỷ đồng)… MSN hiện đang giảm 6,3%, VHM giảm 4%, CTG (-3,2%).

VN-Index cuối phiên sáng giảm 2,4% xuống 1.105,13 điểm với giá trị giao dịch cả sàn chỉ là 4.050 tỷ đồng. Còn HNX-Index cũng bám rất sát với mức giảm 1,97% xuống 245,32 điểm, giao dịch chỉ là 363 tỷ đồng.

******

Chứng khoán Mỹ vẫn chưa thực sự có đáy khi phiên cuối tuần lại giảm trên 1,5% ở những chỉ số quan trọng. Các thị trường châu Á vẫn đều chưa thể thoát khỏi sự liên đới trong phiên đầu tuần này nên sắc đỏ cũng đang tràn ngập khu vực với KLCI (-0,4%), IDX (-0,3%). VN-Index với tâm lý nhạy cảm đang giảm gần 2% về gần 1.110 điểm.

Một loạt các cổ phiếu trong VN30 dù có giá trị giao dịch không hề cao nhưng vẫn đang kéo chỉ số đi xuống thay vì giúp tận dụng đà nước rút của phiên thứ Sáu. Nhiều trụ lẫn các cổ phiếu Ngân hàng như VRE (-4,6%), MSN (-4,5%), VPB (-3,6%), BID (-3,2%), MWG (-3,1%), TPB (-3%) đang giảm trên 3%. Hiện cả rổ VN30 chỉ có 1-2 mã tăng giá.

Sắc đỏ trở lại lấn lướt trên sàn với hơn 70% mã giảm. Các cổ phiếu Midcap và Penny vốn là nơi ưa thích của dòng tiền cá nhân ghi nhận hàng loạt mã giảm trên 3% như HSG, VND, VCI, HCM, NT2, KDH, NKG, PVD, DIG, DPM, PNJ…

Một số cổ phiếu cầm cự giữ được sắc xanh nhẹ như HAH (+2,41%), DGC (+1,7%), GMD (+2,6%), ASM (+2,36%), TCH (+1,33%) cũng đã có thể xem là thành công.

Tính đến 10h30, VN-Index đang giao dịch 1.111 điểm. Giao dịch rất thấp khi mà dòng tiền bắt đáy cũng đã tham gia và cũng dần đuối sức. Giá trị giao dịch chỉ đang là 2.200 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX chỉ có được hơn 150 tỷ đồng, chỉ số đại diện là HNX-index cũng đang giảm khá mạnh xuống 146 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế

Nhận chuyển giao CBBank: Phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Vietcombank?

Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Vietcombank không chỉ là cú hích trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, mà còn là phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Vietcombank dự kiến dùng 22.770 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86%