Ngày một nhiều chuyên gia tin Trung Quốc sớm phải có biện pháp kích thích kinh tế

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã mất đà trong những tuần gần đây sau khoảng thời gian bùng nổ.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nhiều khả năng sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng sớm hơn so với kỳ vọng khi mà quá trình phục hồi của nền kinh tế mất đà, theo kết quả khảo sát mới nhất được Bloomberg thực hiện và công bố.

Theo các chuyên gia kinh tế, PBOC nhiều khả năng sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc còn gọi là tỷ lệ tiền mặt mà các ngân hàng cần phải giữ lại, tại nhóm các ngân hàng lớn nhất ước tính khoảng 25 điểm cơ bản trước thời điểm quý 3/2023. Trước đó, các chuyên gia đã dự báo về mốc quý 4/2023.

Nếu kịch bản trên xảy ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại nhóm các ngân hàng lớn nhất sẽ giảm xuống còn 10,5% từ mức 10,75% trước đó. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các chuyên gia dự báo tỷ lệ này sẽ được duy trì ít nhất cho đến cuối năm 2024.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã mất đà trong những tuần gần đây sau khoảng thời gian bùng nổ. Số liệu công bố vào tháng này cho thấy sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư cố định tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng. Cùng lúc đó, lạm phát ở sát ngưỡng 0% và người tiêu dùng hạn chế vay tiền.

Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg hiện dự báo GDP Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo 5,6% trước đó. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay.

Việc kinh tế tăng trưởng chững lại đã khiến cho thêm nhiều chuyên gia dự báo về khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ phải sớm đưa ra biện pháp để hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng.

Tính toán của các chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu Bloomberg Economics cho thấy khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 25 điểm cơ bản, kinh tế Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 10 điểm cơ bản.

Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo lãi suất thời hạn 1 năm sẽ không thay đổi trong năm nay. Họ cũng không tin lãi suất khoản vay thời hạn 1 năm sẽ được điều chỉnh, đây là loại lãi suất chuẩn áp dụng với các ngân hàng thương mại.

Quảng cáo

“Mục tiêu tăng trưởng GDP của chính phủ Trung Quốc chỉ 5% giúp cho ngân hàng trung ương sẽ có thể kiên nhẫn với mục tiêu nới lỏng chính sách tiền tệ”, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Maybank Securities – ông Brian Lee phân tích.

Ông cho biết giới chức Trung Quốc hiện đang phụ thuộc nhiều hơn vào các trọng tâm chính sách, ví dụ như khuyến khích thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất cũng như các biện pháp nới lỏng nhắm đến lĩnh vực bất động sản.

Dưới đây là một số điểm chính trong dự báo về kinh tế Trung Quốc của bộ phận nghiên cứu Bloomberg Economics:

Triển vọng tăng trưởng GDP kinh tế quý 2/2023 được điều chỉnh giảm xuống còn 7,7% từ mức 8%, chịu áp lực bởi quá trình phục hồi không ổn định của các ngành kinh tế.

Tăng trưởng GDP năm 2024 hạ nhiệt xuống còn 4,9% và 4,6% trong năm 2025.

Tăng trưởng doanh số bán lẻ năm 2023 dự kiến sẽ chỉ còn 9,2% từ 10,2% trước đây. Các chuyên gia dự báo doanh thu bán lẻ tăng trưởng 7,3% trong năm 2024, cao hơn so với dự báo trước đó.

Sản lượng công nghiệp dự kiến tăng trưởng 5,1% trong năm nay, thấp hơn so với tính toán 5,5% trước đó.

Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2023, cao hơn dự báo trong khảo sát trước đó.

Lạm phát tiêu dùng dự kiến tăng 1,7%, thấp hơn so với dự báo 2,1% theo kỳ vọng trước đây.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?