Ngày một nhiều chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ bỏ phong tỏa từ tháng 3/2023

Trong cuối tuần qua đã có một số cuộc đình công của người lao động Trung Quốc bởi không ít người không hài lòng với chính sách không COVID-19 của chính phủ nước này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dù rằng giới chức Trung Quốc dần dần sẽ loại bỏ bớt các biện pháp kiểm soát đi lại ngặt nghèo từ tháng 3/2023, chính sách không COVID-19 của Trung Quốc đang gây tổn hại đến chuỗi cung ứng công nghệ tại Trung Quốc, theo giáo sư kinh tế tại đại học Thanh Hoa – Trung Quốc, ông Li Daokui.

Trong ngắn hạn, chuỗi cung ứng có thể không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhà máy hiện vẫn đang vận hành bình thường dù rằng tiêu dùng thấp do các biện pháp phong tỏa, tuy nhiên trong dài hạn, các ảnh hưởng đã trở nên rõ nét, cộng đồng quốc tế thực sự sẽ suy nghĩ lại về tính ổn định của chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.

“Người ta từng nghĩ rằng Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng hóa ổn định và an toàn nhất. Giờ đây họ đang nghĩ xây dựng lại chuỗi cung ứng tại chính khu vực hoặc đất nước của họ, tình thế đang diễn ra như vậy”, ông Li nhận định.

Trong cuối tuần qua đã có một số cuộc đình công của người lao động Trung Quốc bởi không ít người không hài lòng với chính sách không COVID-19 của chính phủ nước này. Tình trạng căng thẳng này càng trở nên tệ hơn khi mà số lượng ca nhiễm tăng cao dù rằng chính sách thay đổi của chính phủ vào đầu tháng này đã giúp cho nhiều người hy vọng về khả năng sẽ được nới lỏng dần dần.

Sau 3 năm giới chức Trung Quốc cố gắng kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại của người dân, nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia hiện giờ dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng được 3% trong năm nay, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước liên tục tăng trưởng trong ngưỡng từ 6% đến 8%.

Ở hiện tại, số lượng ca nhiễm trên toàn Trung Quốc bắt đầu giảm sau khi giới chức Bắc Kinh đã vận động tiêm vaccine cho người già, yếu tố then chốt đảm bảo cho quá trình mở cửa của nước này. Ông Li khẳng định việc mở cửa trở lại là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh.

“Tôi tin rằng giới chức địa phương cũng đang nghĩ về điều này và theo tôi, muộn nhất vào cuối tháng 3/2022, chính sách sẽ buộc phải có những sự thay đổi, đó chính là tập trung nhiều hơn vào tiêm chủng cho người già và mở cửa trở lại”, ông Li nói.

Cũng theo ông Li, không loại trừ khả năng chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ nhập khẩu vaccine MRNA của phương Tây vốn được cho là có hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng một số biện pháp khác như khoanh vùng phong tỏa.

Trung Quốc hiện đã đến điểm thay đổi chính sách không COVID-19 và Bắc Kinh sẽ buộc phải thay đổi chiến lược của mình.

Nếu Trung Quốc từ bỏ chính sách không COVID-19, ông Li nói rằng Trung Quốc sẽ có thể có lại tốc độ tăng trưởng thần kỳ 5 đến 6%, đó là mức độ tăng trưởng phù hợp nếu xét đến quy mô hiện tại của thị trường lao động Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc mở cửa không là không đủ, ông Li khẳng định Bắc Kinh sẽ cần phải giải quyết được các vấn đề trên thị trường bất động sản và giúp hỗ trợ tài chính cho chính quyền các địa phương.

Việc trước tiên mà Trung Quốc cần làm, theo ông Li, chính là Trung Quốc có thể nhanh chóng khởi động lại nền kinh tế thông qua các dự án hạ tầng và đầu tư.

“Trong ngắn hạn, yếu tố quan trọng nhất mang lại sự ổn định cho nền kinh tế chính là đầu tư hạ tầng”, ông Li phân tích. Cũng theo ông Li, hiện đang có nhiều dự án dự kiến sẽ được triển khai và dự kiến sẽ có thể mang đến cho nền kinh tế cú huých quan trọng.

Chính quyền thành phố Trịnh Châu phong tỏa hàng trăm tòa nhà và khu vực căn hộ chỉ vài giờ sau khi gỡ bỏ các biện pháp cấm đi lại ngặt nghèo. Giới chức địa phương cố gắng để các biện pháp kiểm soát COVID-19 tại thành phố này đúng với quan điểm chỉ đạo từ Bắc Kinh.

Trịnh Châu là thành phố nơi có trung tâm sản xuất lớn nhất tại Trung Quốc. Vào cuối ngày thứ Ba, chính quyền cho biết rằng họ sẽ gỡ bỏ quy định phong tỏa khu vực đô thị từng được áp dụng 5 ngày trước đó khi mà số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao.

Giới chức thành phố sau đó tuy nhiên công bố một danh sách dài các tòa nhà được đưa vào diện rủi ro cao trong thành phố, như vậy điều này đồng nghĩa nhóm các khu vực này sẽ vẫn phải chịu phong tỏa chặt chẽ như cũ.

Quan điểm chính sách thay đổi như trên diễn ra sau khi giới chức y tế hàng đầu Trung Quốc áp dụng quy định phong tỏa quy mô hẹp hơn để kiềm chế virus sau khi vào cuối tuần qua đã xảy ra một số cuộc biểu tình của người lao động nhằm phản đối các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ.

Từ ngày 30/11/2022, chính quyền thành phố Trịnh Châu – Trung Quốc sẽ loại bỏ các biện pháp kiểm soát đi lại, cách gọi khác của phong tỏa, và thay nó bằng các biện pháp đẩy lùi COVID-19 thông thường, theo bài đăng của một quan chức chính quyền thành phố trên tài khoản WeChat.

Các doanh nghiệp sẽ được cho phép nối lại hoạt động bình thường một cách có trật tự và người sống bên ngoài những khu vực rủi ro cao sẽ không phải chịu kiểm soát COVID-19 chặt chẽ miễn rằng họ không rời khỏi nhà.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE