Ngành hàng không đối phó với những thay đổi hậu đại dịch

Các hãng hàng không trên thế giới đang tăng cường lịch trình và đưa thêm các chuyến bay mới để đối phó với xu hướng đi lại hậu COVID-19.

Số liệu công nghiệp cho thấy các khách hàng là doanh nhân đang có những chuyến công tác dài ngày hơn so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, do đó các hãng hàng không phải điều chỉnh kế hoạch bay.

Những quan ngại về vấn đề môi trường, giá vé tăng, số chuyến bay bị hủy tăng trong bối cảnh thiếu nhân viên và sự bùng nổ của các hội nghị/cuộc họp trực tuyến đều đang thúc đẩy các doanh nhân giảm lựa chọn đối với chuyến công tác trong một ngày, vốn được xem là tiêu chuẩn của ngành.

Công ty du lịch CWT cho biết trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ các chuyến đi nội địa trong một ngày đã giảm hơn 25% so với mức của năm 2019 giữa bối cảnh các cuộc họp trực tuyến ngày càng phổ biến.

Tại các thị trường từ Australia đến Mỹ, các hãng hàng không đang phải thích ứng để tối đa hóa doanh thu.

Quảng cáo

Chẳng hạn như, các hãng hàng không của Mỹ đang bổ sung thêm nhiều chuyến bay vào giữa tuần khi khách hàng thực hiện nhiều chuyến công tác kết hợp với nghỉ dưỡng/giải trí nhiều hơn, nhờ sự linh hoạt của việc làm việc từ xa mang lại.

Người đứng đầu bộ phận kinh doanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CWT, Akshay Kapoor cho hay đối với công ty du lịch, sự thay đổi này là yếu tố dài hạn cho cả hãng hàng không và khách sạn.

Theo ông, xu hướng chuyển từ các chuyến đi một ngày sang chuyến đi dài ngày sẽ kéo dài trong bối cảnh các khách hãng ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề môi trường và tài chính. Điều này cũng mang lại lợi ích cho các khách sạn khi số ngày lưu trú của khách hàng dài hơn.

Theo Flight Centre Travel Group Ltd, tại thời điểm giá vé tăng mạnh, thời gian trung bình cho một chuyến công tác trong nước tại Australia đã tăng lên gần bốn ngày trong quý III/2022, tăng so với con số 3 ngày trong năm 2019.

Hãng hàng không Qantas Airways Ltd và Virgin Australia cho hay giá vé cao hơn đã bù đắp phần nào tác động từ doanh thu giảm do các chuyến đi công tác ít hơn và sự thay đổi về loại hình du lịch trong lịch trình bay của các hãng hàng không đang ngày trở nên rõ ràng hơn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới