Ngân hàng trả nợ chính sách kép

Nợ xấu tăng lên và tốc độ lợi nhuận giảm đi, có một phần trở nên bình thường khi ngân hàng phải trả nợ chính sách kép.

Phần lớn bức tranh kết quả hoạt động ngân hàng thương mại năm 2022 đã định hình. Khả quan nhìn chung, nhưng có nhiều thành viên nợ xấu tăng lên và tốc độ lợi nhuận giảm đi.

Cũng đã tròn 10 năm qua nợ xấu và lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ mang tính tương đối, khi có những cơ chế tác động sâu sắc đến các vùng nhận diện.

Điểm xuất phát của dấu mốc 10 năm này bắt đầu từ quý 2/2012 - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Quyết định số 780 cho phép hệ thống được cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm (dĩ nhiên với các điều kiện, tiêu chí, đối tượng… đánh giá cụ thể).

Đó cũng là thời điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu được đánh giá tổng thể, với mức độ sau này công bố trên 17% thay vì quen thuộc chỉ quanh 3% công bố giai đoạn trước đó. Với tỷ lệ nợ xấu nhận diện tổng thể quá cao, quá tải đối với năng lực gánh vác và xử lý của các NHTM, cơ chế có điểm xuất phát từ Quyết định 780 nói trên trở thành giải pháp.

Nối tiếp, tháng 3/2014, NHNN có Thông tư số 09 chính thức bổ sung cơ chế cho cơ cấu lại nợ nhưng được giữ nguyên nhóm nợ, một sự chuyển tiếp cho những năm về sau.

Xen trong giai đoạn này, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đời. Nợ xấu bán sang VAMC cũng là một cơ chế chính sách tạm hoãn cho hệ thống trong gánh vác và xử lý nợ xấu, nhất là trong giãn trích lập dự phòng rủi ro trong 5 năm cho trái phiếu đặc biệt của VAMC dùng để mua nợ xấu.

Cao điểm của các chính sách trên rơi vào năm 2015, khi toàn hệ thống quyết liệt đưa nợ xấu về mốc 3% như một “cam kết”, quyết tâm thực hiện định hướng của Quốc hội và Chính phủ. Đây cũng là năm cao điểm nợ xấu bán sang VAMC, cũng như thực hiện cơ cấu lại nhưng được giữ nguyên nhóm.

Gọi là cơ chế kép vì trong giai đoạn và cao điểm trên được nhìn đến một chính sách nữa trong Thông tư 36 năm 2014 của NHNN về các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng…; cụ thể ở việc nâng mạnh giới hạn cho phép dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lên tới 60%.

Vì sao mức độ đó được chú ý và có thêm xem là “yếu tố kép”? Bởi giới hạn được mở rất rộng, một cánh cửa cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm được mở ra cho nợ thành trung dài hạn. Khi trở thành trung dài hạn thì áp lực được giãn ra cho tương lai xa hơn.

Tương lai cũng chính là điểm mà hệ thống NHTM Việt Nam đã tạm ứng trong 10 năm qua đó, gắn với nợ xấu và lợi nhuận. Nợ xấu thực và mức trích lập dự phòng liên quan, lát cắt trực tiếp đến lợi nhuận, lẽ ra thực hiện ngay nhưng đã được giãn ra cho tương lai qua những cơ chế trên. Vây nên nợ xấu và lợi nhuận của hệ thống suốt thời gian đó có tính tương đối cũng là một cách nói.

Quảng cáo

Vấn đề nằm ở chỗ, với mức độ nợ xấu trên 17%, hệ thống phải ghi nhận ngay, trích lập ngay thì không có đủ nguồn lực để xử lý và năng lực để ghi nhận, dễ dẫn tới sụp đổ. Quan trọng hơn, nhiều doanh nghiệp nếu bị ghi nhận có nợ xấu ngay theo quy định không được vay vốn mới có thể sẽ mất đi cơ hội tồn tại và phục hồi.

Vậy nên các cơ chế trên, cũng như giải pháp VAMC, đã dùng phép “tạm ứng tương lai” cho hệ thống ngân hàng, để rồi lần lượt sau đó kinh tế phục hồi, hệ thống khỏe dần lên và trả nợ cơ chế chính sách, trả dần phần “tạm ứng” đó cho đến nay.

Sau cao điểm năm 2015 nói trên, thực tế hoạt động của các NHTM nói chung dần khởi sắc. Nợ xấu lần lượt được xử lý và thậm chí nhiều thành viên nhanh chóng tất toán toàn bộ nợ bán sang VAMC trước hạn. Đến mốc năm 2020, 5 năm sau cao điểm 2015, lượng lớn trái phiếu VAMC đáo hạn và thống kê khi đó có trên 20 NHTM xử lý gọn.

Như vậy, với phép “tạm ứng tương lai”, cho cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm, trong điều kiện không được dùng ngân sách, toàn hệ thống đã lần lượt xử lý được vấn đề quá tải nợ xấu, vừa từng bước trả nợ chính sách vừa đưa tình hình tài chính thực sự mạnh lên qua áp dụng Basel II, đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật hoạt động cao hơn…

Nhưng rồi đại dịch COVID-19 nổ ra và kéo dài, một lần nữa doanh nghiệp gặp bão và rủi ro nợ xấu nổi lên. Cơ chế như trên một lần nữa được triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19, cũng như giảm tải cho hệ thống ngân hàng.

Từ tháng 6/2022, cơ chế cơ cấu lại nợ đó kết thúc. Và đến nay các NHTM dần trả nợ chính sách qua việc ghi nhận lại nợ xấu nếu sau cơ cấu vẫn không hoặc chưa thể hết xấu.

Vấn đề ở đây là, cơ chế cho cơ cấu lại nợ trong năm 2022 không còn một thuận lợi như trước - giãn thành nợ trung dài hạn. Bởi lẽ 2022 cũng là năm toàn hệ thống tiếp tục trả nợ chính sách kép khác là thu hẹp lại giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, từ 60% trước đây từng bước xuống còn 34% rồi tới đây còn 30% mà thôi.

Như vậy, cùng lúc các NHTM phải trả lại những gì đã tạm ứng trước đây ở cơ chế cơ cấu lại nợ, cũng như giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn phải trả về mức thấp. Cùng đó, 2022 cũng là năm đánh dấu trên 30.000 tỷ đồng nợ xấu bán sang VAMC vào năm 2017 lần lượt đáo hạn sau 5 năm, nếu không tốt lên buộc phải ghi nhận chính thức là nợ xấu…

Với những đặc điểm trên, nợ xấu tăng lên, đi cùng với yêu cầu thêm chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tốc độ lợi nhuận bị ảnh hưởng. Điều này tập trung hơn từ nửa cuối năm 2022, mà kết quả vừa công bố cho thấy ngay cả những thành viên được đánh giá tốt hàng đầu hệ thống như Vietcombank hay Techcombank cũng phảng phất phần ảnh hưởng.

Dĩ nhiên nợ xấu tăng lên và tốc độ lợi nhuận 2022 có dấu hiệu giảm đi còn gắn với biến động và khó khăn của nền kinh tế. Hay diễn biến lãi suất huy động “tăng nóng” cuối năm qua buộc phải ghi nhận ngay vào chi phí trong khi lãi suất cho vay (tính cho lợi nhuận) phải có độ trễ tăng sau cũng là một yếu tố liên quan cần xem xét.

Ở yếu tố lãi suất này, vấn đề nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng năm 2023 dự kiến sẽ có áp lực hơn, khi mà lãi suất huy động và cho vay đã tăng rất cao so với nửa đầu 2022, cao hơn nhiều so với cả trước đại dịch COVID-19. Ngay cả khi đã có “đồng thuận” lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm, nhiều kênh vẫn chuyền tay sổ tiết kiệm có lãi suất trên 10%, trên 11%/năm với con dấu còn tươi mới, mà đi cùng là quan ngại lãi suất cho vay sẽ thực sự tăng cao.

Trong giai đoạn trước, nợ xấu cũng từng nhanh chóng trở nên nóng bỏng sau khi lãi suất cho vay cao ngấm dần vào nền kinh tế…

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Dự kiến nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng lên 10,5%

Trường hợp ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và mức đệm bảo toàn vốn quy định trong từng giai đoạn sẽ bị hạn chế trong việc phân phối cổ tức bằng tiền mặt.

Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền vào hệ thống Loạt lãnh đạo ngân hàng, người liên quan đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Năm thứ 2 liên tiếp MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính

Ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được vinh danh thuộc Top 10 doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính có Báo cáo thường niên tốt nhất. Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 (VLCA) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức. Sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên Hose, đây là năm thứ 2 liên tiếp MSB nhận danh hiệu này.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Chi tiêu thông minh cho gia đình, lựa chọn thẻ tín dụng MSB Mastercard Family

Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của VIB không chỉ đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của hàng nghìn gia đình, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt bậc, đạt 7% trong quý III/2024, gấp đôi mức trung bình ngành.

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 VIB huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua