Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực đội ngũ

Trong hành trình 30 năm dựng xây và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Với triết lý hoạt động đó, SeABank luôn tập trung và đầu tư cho sự phát triển của cán bộ nhân viên (CBNV), xác định họ là trung tâm của mọi hoạt động.

Đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự

Một trong năm trụ cột chiến lược của SeABank giai đoạn 2021-2025 là phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hướng tới xây dựng đội ngũ nhân sự say khát vọng, đồng chí hướng. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Ngân hàng luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giúp CBNV nâng cao năng lực chuyên môn, có cơ hội cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cũng như thấy được lộ trình nghề nghiệp. Việc này giúp Ngân hàng nâng cao năng lực nhân sự, đồng thời chuẩn bị được đội ngũ nhân sự kế cận cũng như thể hiện sự quan tâm, xây dựng lộ trình phát triển cho CBNV, từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực, nhiệt huyết, thúc đẩy sự sáng tạo và hợp tác giữa các nhân viên.

Để nguồn nhân lực phát huy được giá trị và tính hiệu quả trong các hoạt động, từ năm 2011 SeABank đã tiên phong thành lập Học viện đào tạo riêng cho CBNV trong ngân hàng và triển khai thường xuyên các chương trình đào tạo, đầu tư xây dựng bài bản theo khung chương trình cho từng nhóm chức danh, từ chuyên viên đến đến quản lý các cấp, đáp ứng sự phát triển đồng đều ở cả 4 nhóm năng lực: cốt lõi - chuyên môn - bổ trợ - quản lý.

seabank_nguon-nhan-luc-1-1-.jpg

Các chương trình đào tạo đi theo chu trình 4 bước khép kín: học tập, thực hành, áp dụng và đánh giá với đa dạng các hình thức (E-learning - Online - Tập trung) nhằm đáp ứng yêu cầu năng lực và đảm bảo triển khai, thực thi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Rất nhiều chương trình để lại dấu ấn và hiệu quả cao như: SeAFirst, SeAWelcome, SeAStart, SeAUp, SeAHipo, SeAWarriors, SeACaptains, SeAManagers, SeALeaders, SeAFactors, SeAChallengers, SeAMentors, SeACoach… Đặc biệt, chương trình đào tạo quản lý cấp trung chi nhánh - SeAManagers đã được tổ chức 7 năm liên tục giúp Ngân hàng có được đội ngũ quản lý dày dặn chuyên môn, khát khao cống hiến.

“Ở SeABank việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu chiến lược, vì thế công tác đào tạo luôn được coi là một trong những vấn đề trọng điểm. Bên cạnh mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn chung, chúng tôi mong muốn đội ngũ kế cận được định hướng đào tạo phù hợp để khai phá và phát triển giá trị của từng cá nhân”, ông Lê Văn Tần, Chủ tịch HĐQT SeABank chia sẻ.

seabank_nguon-nhan-luc-2-.jpg

Không chỉ chú trọng đào tạo và phát triển năng lực, SeABank còn tập trung vào hoạt động rà soát và đánh giá năng lực định kỳ cho các nhóm chức danh chủ chốt, từ đó lựa chọn đội ngũ nguồn sẵn sàng cho công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nội bộ, đồng thời xây dựng các chương trình phát triển cho đội ngũ nguồn và mới được bổ nhiệm. Sau hơn một thập kỷ triển khai nhiều chương trình, hoạt động đào tạo và phát triển năng lực đã được gắn kết, song hành cùng công tác quản lý nhân tài, góp phần vào hoạt động tạo nguồn, giữ chân nhân sự cho Ngân hàng.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, SeABank còn đặc biệt quan tâm phát triển các năng lực tinh thần, trí tuệ giúp CBNV tìm ra được điểm cân bằng trong công việc và cuộc sống cá nhân. Chuỗi chương trình SeATalk là cuộc trò chuyện cởi mở giữa lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng với các CBNV với loạt chủ đề tưởng như khó chia sẻ đã chạm đến trái tim của từng SeABanker.

Phát triển năng lực đội ngũ

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một phần quan trọng trong công tác tổ chức, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển và thành công của Ngân hàng. Việc đảm bảo đội ngũ nhân sự chất lượng với năng lực phù hợp góp phần hoàn thành mục tiêu kinh doanh, tạo ra một môi trường làm việc tích cực giúp SeABank phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.

Từ năm 2020, SeABank đã tập trung phát triển văn hóa coaching thông qua chương trình phát triển năng lực cho đội ngũ quản lý nhằm góp phần gắn kết, nâng cao năng lực cũng như chất lượng nhân sự các cán bộ nguồn có nhiều tiềm năng phát triển. Trong giai đoạn 2021-2025, các hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa coaching, mentoring tiếp tục được đẩy mạnh trong nhiều chương trình/hoạt động đào tạo và lan tỏa trên toàn hệ thống.

seabank_nguon-nhan-luc-4-1-.jpg

Với những nỗ lực trong công tác đào tạo, từ năm 2012 đến nay, SeABank là ngân hàng đầu tiên thành lập Học viện để chuyên môn đào tạo nâng cao trình độ cho CBNV và đã triển khai hơn 6.000 khóa học với hơn 300.000 lượt đào tạo, 24.000 lượt thi sát hạch nghiệp vụ định kỳ cùng 250 giảng viên nội bộ hoạt động thường xuyên trên hệ thống. Ngoài ra, SeABank còn phối hợp với nhiều đối tác đào tạo uy tín trong và ngoài nước như iChange Center, Crestcom, MiMax Academy, Smart Train... để triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu cho CBNV, đặc biệt là đội ngũ quản lý, lãnh đạo. Các chương trình đào tạo này được thiết kế để nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng lãnh đạo và quản trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng.

Từ sự đầu tư bài bản có chiều sâu vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, SeABank đã đạt được nhiều thành tựu. Đội ngũ nhân sự của ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp, tận tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển của SeABank trong giai đoạn mới. Tỷ lệ nhân viên gắn bó với SeABank ngày càng cao, thể hiện sự hài lòng và gắn kết với ngân hàng. Trong hơn 5.200 nhân sự đang làm việc chính thức tại SeABank thì có đến gần 2.900 người có thâm niên trên 5 năm, trong đó từ 10 năm có hơn 800 người và trên 15 năm gần 500 người. Đây chính là tài sản vô giá của Ngân hàng và cũng chứng tỏ văn hóa tổ chức cũng như các chính sách phúc lợi đãi ngộ vượt trội của SeABank đã phát huy hiệu quả, giữ chân những người có năng lực và tâm huyết với Ngân hàng.

Ba năm liên tiếp, SeABank vinh dự được HR Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sự tại châu Á bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” (Best Companies to Work for in Asia) với số điểm khảo sát thuộc nhóm cao trong các doanh nghiệp được khảo sát. Theo đánh giá của HR Asia, SeABank là một trong số ít các ngân hàng đạt mọi tiêu chí xét duyệt và duy trì tốt các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc và quyền lợi của cán bộ nhân viên.

Trải qua ba thập kỷ phát triển, SeABank kiên định trong việc đầu tư và hỗ trợ nhân sự một cách có chiến lược, bài bản, từ đó nâng cao sự hài lòng của nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh và khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới. Việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp Ngân hàng tăng sự hấp dẫn với các ứng viên tiềm năng, thu hút và giữ chân nhân tài, giảm tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng mới, xứng đáng với danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Châu Á.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Điểm danh các địa phương đứng đầu thu ngân sách nhà nước năm 2024

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí M

Quận ở Hà Nội thu ngân sách gần 22.000 tỷ đồng/năm sẽ trở thành trung tâm tài chính Lộ diện 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực đội ngũ

Trong hành trình 30 năm dựng xây và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Với triết lý hoạt động đó, SeABank luôn tập trung và đầu tư cho sự phát triển của cán bộ nhân viên (CBNV), xác định họ là trung tâm của mọi hoạt động.

Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

Trong năm 2025, Ban Giao thông xác định sẽ tiếp tục thi công 20 dự án đã được giao vốn; khởi công mới 10 dự án như Vành đai 2, cầu đường Nguyễn Khoái, nút giao Mỹ Thủy, Ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm, cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài...

Lâm Đồng chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu du lịch 4.000 ha của Tập đoàn TH Gỡ khó cho các dự án, đất đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra phải “nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn”

Thông tin mới nhất về siêu dự án sân bay hơn 336.600 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam

Ngày 26/12/2024, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 1646 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành với một số nội dung quan trọng.

Việt Nam sẽ có đô thị sân bay đầu tiên Thủ tướng ra mệnh lệnh nóng về tiến độ Sân bay Long Thành và đường kết nối

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.

Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn Hà Nội duyệt vị trí xây cầu Thượng Cát gần 8.300 tỷ đồng

Thủ tướng ra mệnh lệnh nóng về tiến độ Sân bay Long Thành và đường kết nối

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các chủ đầu tư các dự án thành phần Sân bay Long Thành được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để có thể khai thác đồng bộ công trình trước ngày 31/12/2025.

Liên tục “đón tin vui” từ hạ tầng, bất động sản cận sân bay Long Thành tăng nhịp cuối năm Bất động sản quanh sân bay Long Thành “tăng nhiệt” cuối năm

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?