Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 phát triển đột phá, khẳng định là kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng

Sáng ngày 2/1/2025, tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã diễn ra Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2025.

Đây là buổi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày giao dịch phiên chứng khoán đầu tiên của năm mới, nhằm khích lệ tinh thần cho nhà đầu tư và các thành viên trên thị trường.

Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã thực hiện nghi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2025.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá, năm 2024 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh chính trị thế giới biến động khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt, xung đột leo thang ở một số khu vực quốc gia, giá xăng dầu hàng hóa cơ bản biến động mạnh, kinh tế phục hồi chậm, tỷ giá lãi suất biến động khó lường,…

Trước bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã đưa ra những chủ trương, giải pháp, linh hoạt, quyết liệt trong điều hành nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 phát triển đột phá, khẳng định là kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thực hiện nghi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2025. Ảnh: VGP

Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực lớn từ tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán quốc tế nhưng vẫn duy trì tốt và ổn định. Thị trường tiếp tục là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Kết thúc năm 2024, chỉ số VN-Index đạt 1.266,78 điểm, tăng 12,11% so với cùng kỳ. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.081.260 tỷ đồng, tăng 20% với cùng kỳ năm trước và tương đương gần 70% GDP năm 2023. Giá trị giao dịch bình quân đạt 20.849 tỷ đồng/phiên, tăng 18,6% so với bình quân năm trước.

Thị trường có 720 mã cổ phiếu niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 888 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Về thị trường trái phiếu, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 330.775,5 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và đạt 82,6% kế hoạch năm 2024 được giao.

Quảng cáo

Về hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã luôn được vận hành ổn định, an toàn và thông suốt, thanh khoản tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân đạt 4.336 tỷ đồng/phiên.

Với những kết quả đạt được như trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá cao những nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là sự tham gia của công chúng nhà đầu tư, các doanh nghiệp niêm yết, các thành viên thị trường.

“Năm 2025 cần tăng tốc, bứt phá, tận dụng tối đa các nguồn lực của đất nước để phát triển đột phá, bền vững. Nhiệm vụ của ngành chứng khoán phải nỗ lực không ngừng đối với tất cả các thành viên trên thị trường, từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế, thu hút nguồn vốn trung và dài hạn cho ngân sách nhà nước, cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Chúng ta cần tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch, an toàn và hấp dẫn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo.

Để thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy, Bộ trưởng Bộ Tài nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, bao gồm các nghị định và văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung, triển khai chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030. Trong đó năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng từ thị trường chứng khoán cận biên lên thị trường mới nổi.

Thứ hai, đảm bảo hệ thống giao dịch, lưu ký, bù trừ trên thị trường chứng khoán vận hành liên tục, an toàn, thông suốt, sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ giao dịch và thanh toán; Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, các định chế tài chính trung gian và nhà đầu tư;

Thứ ba, sắp xếp và mở rộng thị trường, phân loại công ty niêm yết, đa dạng hóa phát triển các sản phẩm mới, chỉ số khác, dịch vụ mới trên thị trường; Nghiên cứu xây dựng thị trường giao dịch tín chỉ carbon thứ cấp và thị trường cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, tăng cường giám sát, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm trên các thị trường cổ phiếu, phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp và nghĩa vụ công bố thông tin.

Thứ năm, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cho nhà đầu tư cá nhân, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà đầu tư, hạn chế tác động tâm lý do tin xấu trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Thứ sáu, chủ động trong công tác hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường trong khu vực và thế giới.

"Với các nỗ lực của Chính phủ nhằm phát triển nền kinh tế và những giải pháp nêu trên, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có một năm 2025 phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, khẳng định là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, hiệu quả, bền vững cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế và là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Chính phủ", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Gia đình Chủ tịch SSI chuẩn bị được mua hơn 2 triệu cổ phiếu ESOP

Đợt phát hành ESOP 10 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI đang triển khai với thời hạn nộp tiền cho các bộ nhân viên Công ty là ngày 30/5. Tổng số sẽ có 307 nhân sự được mua cổ phiếu ESOP tại mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

TCB phá kỷ lục giá, thị trường còn nhận thêm lực đẩy của nhóm Vingroup

Nhóm cổ phiếu Vingroup là điểm nhấn lớn nhất trong phiên lấy lại mốc 1.300 điểm của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các mã TCB, HAH cũng ghi dấu ấn với việc lập kỷ lục giá mới.

Bộ Tài chính sắp trình loạt ưu đãi “khủng” để thúc đẩy kinh tế tư nhân Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chứng khoán đang ở điểm rất đẹp và có thể tăng giá tiếp”

Chuyên gia VPBankS đưa ra quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán, dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh như giai đoạn 2016-2017 với sự dẫn dắt của những cổ phiếu lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá

Thị trường đã có thể lạc quan sau 2 tuần tăng điểm liên tiếp?

VN-Index đã có 2 tuần tăng liên tiếp cùng với động lực giải ngân từ khối ngoại và sự dẫn dắt của các cổ phiếu lớn. Các chuyên đã cùng đưa ra quan điểm đánh giá về sự tích cực đang diễn ra trên thị trường sau cú sốc thuế quan 2025.

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4 Khối ngoại đảo chiều, VN-Index lùi về sát mốc 1.300 điểm

CEO Bách Hóa Xanh bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn tại PNJ, PVS

Trong vòng 2-3 tháng qua, quỹ ngoại Dragon Capital đã bán ròng hàng triệu cổ phiếu PVS, PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của các doanh nghiệp này.

Cổ phiếu họ Bamboo Capital kịch trần, tăng 44,4% trong 4 ngày sau giai đoạn lao dốc vì loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm