Quận ở Hà Nội thu ngân sách gần 22.000 tỷ đồng/năm sẽ trở thành trung tâm tài chính

Định hướng phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm toàn diện, hiện đại.

Báo Hà Nội Mới dẫn quy hoạch Thủ đô Hà Nội cho biết: Hà Nội được xây dựng để trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế.

Thương mại, logistics, tài chính, các dịch vụ đô thị, dịch vụ công và kinh tế ban đêm gắn với phát triển du lịch bền vững, có năng lực cạnh tranh cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại.

Tăng cường kết nối các hoạt động thương mại, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội với các trung tâm vùng và cả nước thông qua các hành lang và vành đai kinh tế.

Theo đó, quy hoạch xác định phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm toàn diện, hiện đại, gắn với phát triển trung tâm giao dịch hàng hóa trong nước và quốc tế, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốc độ cao, an toàn bảo mật, hệ sinh thái chuyển đổi số mạnh mẽ, kết nối đa phương tiện, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài chính thông minh.

Một trong những định hướng cụ thể là phát triển trung tâm tài chính - ngân hàng tại khu vực quận Hoàn Kiếm. Sau năm 2030, hình thành thêm tổ hợp trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ quốc tế trên trục Nhật Tân – Nội Bài.

Quận Hoàn Kiếm phía bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới; phía đông giáp sông Hồng với cả vùng bãi ngoài đê từ Phúc Tân - chợ Long Biên chạy dài đến đường Vạn Kiếp; phía nam giáp quận Hai Bà Trưng giới hạn bởi các đường phố Hàn Thuyên - Lê Văn Hưu - Nguyễn Du; phía tây giáp hai quận Ba Đình, Đống Đa, phân cách bởi phố Lý Nam Đế và khu vực ga Hà Nội.

Mặc dù có diện tích khiêm tốn, chỉ 5,29km2 (nhỏ hơn cả diện tích Hồ Tây - 5,3km2), nhưng Hoàn Kiếm lại là khu vực sầm uất, phát triển và đắt đỏ bậc nhất Thủ đô.

Đây là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của thành phố Hà Nội, tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ quan trọng, đồng thời là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Quảng cáo

Quận cũng là địa phương hội tụ nhiều công trình di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, thu hút du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm.

Trong những năm qua, kinh tế quận Hoàn Kiếm phát triển với mức tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch (năm 2019, nhóm ngành này chiếm đến hơn 98%).

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao. Năm 2021, trong các quận, huyện của Hà Nội, Hoàn Kiếm đứng thứ 2 về thu ngân sách với 14.008 tỷ đồng. Năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 14.732 tỷ đồng, đạt 131% dự toán, bằng 105,2% so với năm trước đó.

Năm 2024: Quận Hoàn Kiếm thu ngân sách gần 22.000 tỷ đồng

Hồi năm 2023, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập vì không đủ tiêu chí về diện tích, nhưng UBND TP Hà Nội nêu các lý do không nên sáp nhập quận này. Trong đó có Hoàn Kiếm là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của TP Hà Nội.

Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa… gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô.

Quy hoạch xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc, được chia ra làm 3 khu vực chính: khu phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ, giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.

Kinh tế quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, du lịch, dịch vụ.

Năm 2024, quận đạt 17/18 chỉ tiêu do HĐND quận giao - trong đó, vượt 8 chỉ tiêu. Công tác thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tốt. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 21.845 tỷ đồng, đạt 117,1% dự toán, bằng 133,48% so cùng kỳ; trong đó thu ngân sách quận ước đạt 2.296,21 tỷ đồng, bằng 151,2% dự toán thành phố giao, bằng 110,5% dự toán quận giao.

Năm 2025, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định cho biết quận sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thương mại - dịch vụ, quảng bá và phát triển du lịch. Thúc đẩy phát triển các phố nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2025.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Động lực tăng trưởng nội tại Việt Nam cho thấy triển vọng tích cực dù đối mặt nguy cơ rủi ro bên ngoài

Theo chuyên gia Dragon Capital, dù các yếu tố bên ngoài vẫn tiềm ẩn rủi ro nhưng các động lực tăng trưởng nội tại của Việt Nam và nỗ lực hiện đại hóa của Chính phủ lại cho thấy triển vọng tích cực.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại Phiên đi ngang thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.

Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn Hà Nội duyệt vị trí xây cầu Thượng Cát gần 8.300 tỷ đồng

TS. Nguyễn Trí Hiếu: 4 “biến số” với nền kinh tế Việt Nam năm 2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định năm 2025 có thể sẽ là một năm đầy thử thách cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có 4 “biến số” cần lưu ý liên quan đến vấn đề tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và một số vấn đề nội tại của nền kinh tế

Hơn 2,9 triệu tỷ đồng vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025

Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024 và lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2024 ở mức 2,5%