Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

EU áp thuể bổ sung với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, điều tra nền tảng thương mại điện tử Temu, giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh... là một số sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.

181001-eu-trung-quoc-no-luc-thu-hep-bat-dong-ve-thue-xe-dien.jpg
Dây chuyền lắp ráp xe điện tại nhà máy ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

1.Liên minh châu Âu (EU) áp thuể bổ sung từ 7,8%-35,3% đối với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc từ ngày 30/10 và dự kiến áp dụng trong 5 năm sau khi các nỗ lực đàm phán giữa hai bên bất thành. Mức thuế mới này sẽ được kết hợp với mức thuế nhập khẩu hiện hành 10%, làm một số hãng sản xuất xe điện đối mặt với tổng mức thuế lên tới 45,3%.

2.Anh tăng thuế mạnh nhất trong hơn 3 thập niên. Chính phủ Anh ngày 30/10 đã công bố gói ngân sách mùa Thu, theo đó sẽ tăng thuế tới 40 tỷ bảng Anh (52 tỷ USD), để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách và huy động nguồn tiền cần thiết cho dịch vụ công. Phần lớn khoản thuế gia tăng này sẽ rơi vào các doanh nghiệp.

3.Liên minh châu Âu (EU) điều tra nền tảng thương mại điện tử Temu vì lo ngại nền tảng này có thể đã không hạn chế việc bán các sản phẩm bất hợp pháp. Cuộc điều tra được tiến hành theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của EU nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của các nền tảng trực tuyến của các công ty công nghệ lớn trên thế giới. Temu cho biết sẽ hợp tác với EU.

180202-gia-dau-gia-vang-tang-manh.jpg
Vàng miếng tại sàn giao dịch ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Quảng cáo

4.Giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh khi có lúc vọt lên mức cao kỷ lục mới 2.789,73 USD/ounce trong phiên 30/10 do sự bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ làm gia tăng nhu cầu đối với tài sản an toàn. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng toàn cầu đã tăng khoảng 5% trong quý III/2024 và lần đầu tiên mức tiêu thụ vàng vượt mốc 100 tỷ USD. Giá vàng đã tăng 35% tính từ đầu năm nay và hướng đến năm tăng mạnh nhất kể từ năm 1979.

5.Kinh tế Đức tránh được suy thoái sau khi Cơ quan Thống kê Liên bang công bố GDP tăng 0,2% trong quý III/2024 nhờ chi tiêu của chính phủ và hộ gia đình tăng. Kinh tế Đức giảm 0,3% trong quý II.

6.Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tiếp tục thể hiện khả năng thích ứng tốt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ. ASEAN đã xây dựng các liên kết thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

063430-lam-phat-cua-eurozone-tang-manh-hon-du-bao-vao-thang-10.jpg
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN

7.Lạm phát của Eurozone tăng mạnh trở lại lên mức 2% vào tháng 10/2024 do chi phí thực phẩm tăng. Mặc dù lạm phát tăng cao hơn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ giảm lãi suất một lần nữa vào tháng 12 sau khi hạ lãi suất 3 lần trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%.

8.Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng do đồng rupee giảm giá và nguồn cung tăng. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 442-449 USD/tấn. Cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo gia tăng sau khi Ấn Độ bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ và giá sàn đối với gạo trắng không phải loại basmati để thúc đẩy xuất khẩu.

9.Thái Lan cấm xuất khẩu dầu cọ thô đến tháng 12/2024 do sản lượng cọ giảm bởi hạn hán và dịch bệnh cây trồng. Lệnh cấm nhằm ổn định giá cả trong nước, đảm bảo mức dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu và sẽ được xem xét lại vào tháng 1/2025.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

6 yếu tố định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025

Tiếp nối kết quả kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững ở mọi khía cạnh trong năm 2025. Trong đó, có 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Nga phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì Youtube, lớn hơn cả tổng GDP toàn cầu

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025 BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%