Sau khi cân nhắc, Việt Nam sẽ chưa xây hầm vượt sông thứ hai

Chi phí hầm dìm có thể lên đến 33.000 tỷ đồng.

Đã có 3 phương án được đưa ra nhằm thay thế phà Cát Lái, gồm xây cầu, hầm dìm và hầm khoan vượt sông.

Một số ý kiến từ địa phương và chuyên gia gần đây cho rằng, làm hầm là phương án phù hợp nhất với điều kiện logistic trong khu vực. Tuy nhiên cân nhắc và xem xét mọi yếu tố, cho thấy hầm vượt sông có chi phí xây dựng lớn, sau này việc vận hành, bảo dưỡng hầm rất tốn kém.

Trên cơ sở đó, tỉnh Đồng Nai đã chọn phương án xây dựng cầu Cát Lái, việc làm cầu giúp tiết kiệm chi phí, trong khi vẫn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Đồng thời, hướng tuyến điều chỉnh về phía Tây của tuyến quy hoạch là hợp lý, hướng tuyến này không ảnh hưởng đến các di tích lịch sử.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, giao Sở Giao thông vận tải Đồng Nai và đơn vị tư vấn làm việc với ngành chức năng Thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất phương án xây dựng cầu Cát Lái. Các đơn vị xem xét, hoàn thiện hướng tuyến dẫn lên cầu Cát Lái, hạn chế tối đa tuyến đường đi qua các công trình tôn giáo, chồng lấn với các quy hoạch khác.

Đồng Nai chọn phương án xây cầu, thay vì làm hầm vượt sông như trước đó. Ảnh minh hoạ.

Dự án có vận tốc thiết kế từ 80-100 km/h, gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; chiều dài dự án hơn 11km, điểm đầu của tuyến tại đường Nguyễn Thị Định (thành phố Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh), điểm cuối kết nối với cao tốc Bến Lức-Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Trở lại 3 phương án được cân nhắc ban đầu, dự án xây cầu có tổng chi phí đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng, làm hầm dìm chi phí trên 24.500 tỷ đồng, hầm khoan chi phí trên 33.000 tỷ đồng.

Với phương án hầm dìm, hầm sẽ được xây dựng ở độ sâu khoảng 3 m so với mặt đất hiện hữu, chiều dài hầm qua sông 800m (gấp đôi so với hầm Thủ Thiêm-Thành phố Hồ Chí Minh, hầm vượt sông duy nhất ở Việt Nam hiện nay). Do hầm dài nên quá trình xây dựng có nhiều thách thức.

Về hầm khoan, đây là loại hầm được xây dựng ở độ sâu hàng chục mét so với mặt đất hiện hữu mới đảm bảo an toàn (trong khi độ sâu nước sông đoạn làm hầm chỉ khoảng 18 m), quá trình thi công hầm khoan rất phức tạp, chỉ phù hợp khi phải làm hầm dài nhiều km.

Quảng cáo

Theo đơn tư vấn, hầm vượt sông khi hoàn thành mỗi năm cần khoảng 100 tỷ đồng để vận hành, bảo dưỡng, trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng cầu khoảng 10 tỷ đồng/năm.

Đơn vị tư vấn cho rằng, nếu làm cầu Cát Lái, cầu sẽ có chiều dài hơn 3.000m, rộng 33 m. Việc xây cầu Cát Lái có nhiều thuận lợi, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật.

Đồng Nai từng đề xuất xây hầm vượt sông

Trước đó, hồi giữa tháng 12/2024, phương án xây hầm vượt sông thay vì xây cầu Cát Lái đã được ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất. Việc có đề xuất này do nhiều nguyên nhân.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, vị trí dự kiến làm cầu Cát Lái gần các cụm cảng Cát Lái, Đồng Nai, Bình Dương nên cầu Cát Lái cần xây dựng tĩnh không cầu cao, đảm bảo lưu thông của các tàu hàng lớn ra vào các cảng.

Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt sông đầu tiên và duy nhất đến thời điểm tại Việt Nam.

Khi thiết kế tĩnh không cao, cầu Cát Lái cần đường dẫn cầu dài, từ đó diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng cả 2 phía Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai khá lớn, tăng kinh phí đầu tư lên cao.

Việc Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông nối Thành phố Hồ Chí Minh thay phương án cầu nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, đồng nghĩa việc sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư cho dự án.

Những ý kiến ủng hộ phương án làm hầm cho rằng, hầm vượt sông sẽ đảm bảo tính mỹ quan hai bờ sông Đồng Nai, không ảnh hưởng hoạt động cảng Cát Lái.

Gần 10 năm trước, Dự án cầu Cát Lái, nối thành phố Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch. Đến nay, Dự án cầu Cát Lái dù đã nhiều lần được bàn bạc nhưng các bên liên quan vẫn chưa thống nhất phương án triển khai.

Dự án cầu Cát Lái có ý nghĩa rất quan trọng trong kết nối giao thông trực tiếp giữa thành phố Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) chỉ cách TP Thủ Đức (TP HCM) bởi con sông Đồng Nai. Hiện nay, con đường ngắn nhất đi từ TP Thủ Đức qua huyện Nhơn Trạch là phà Cát Lái. Bên phía Đồng Nai, con đường nối vào bến phà thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch rất nhỏ hẹp, thường xuyên xảy ra kẹt xe vào các dịp nghỉ lễ.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công

Anh: Metro Bank bị phạt hơn 20 triệu USD vì buông lỏng giám sát rửa tiền TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Điểm danh các địa phương đứng đầu thu ngân sách nhà nước năm 2024

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí M

Quận ở Hà Nội thu ngân sách gần 22.000 tỷ đồng/năm sẽ trở thành trung tâm tài chính Lộ diện 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực đội ngũ

Trong hành trình 30 năm dựng xây và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Với triết lý hoạt động đó, SeABank luôn tập trung và đầu tư cho sự phát triển của cán bộ nhân viên (CBNV), xác định họ là trung tâm của mọi hoạt động.

Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

Trong năm 2025, Ban Giao thông xác định sẽ tiếp tục thi công 20 dự án đã được giao vốn; khởi công mới 10 dự án như Vành đai 2, cầu đường Nguyễn Khoái, nút giao Mỹ Thủy, Ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm, cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài...

Lâm Đồng chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu du lịch 4.000 ha của Tập đoàn TH Gỡ khó cho các dự án, đất đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra phải “nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn”

Thông tin mới nhất về siêu dự án sân bay hơn 336.600 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam

Ngày 26/12/2024, Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 1646 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành với một số nội dung quan trọng.

Việt Nam sẽ có đô thị sân bay đầu tiên Thủ tướng ra mệnh lệnh nóng về tiến độ Sân bay Long Thành và đường kết nối

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.

Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn Hà Nội duyệt vị trí xây cầu Thượng Cát gần 8.300 tỷ đồng

Thủ tướng ra mệnh lệnh nóng về tiến độ Sân bay Long Thành và đường kết nối

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các chủ đầu tư các dự án thành phần Sân bay Long Thành được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để có thể khai thác đồng bộ công trình trước ngày 31/12/2025.

Liên tục “đón tin vui” từ hạ tầng, bất động sản cận sân bay Long Thành tăng nhịp cuối năm Bất động sản quanh sân bay Long Thành “tăng nhiệt” cuối năm