Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng

Cử tri tỉnh Quảng Ngãi vừa có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri kiến nghị các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ đối với trường hợp ngư dân khó khăn, không còn nhà ở sau khi bị kê biên, thu hồi nhà, đất để trả nợ ngân hàng vì không có khả năng trả nợ sau khi vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị có giải pháp khoanh nợ, giãn nợ để giảm bớt khốn khó cho người dân, để ổn định tình hình trật tự của địa phương.

Trả lời vấn đề này, NHNN cho biết, ngày 07/7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản, liên quan đến chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu, NHNN đã ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện. Theo đó, 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước thực hiện cho vay theo cơ chế thương mại thông thường, bằng nguồn vốn tự huy động của các ngân hàng.

Từ năm 2014 đến ngày 31/12/2017 (thời điểm dừng thực hiện ký kết mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu), các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu (1.031 tàu đóng mới và 146 tàu nâng cấp) với tổng số tiền cam kết cho vay đạt trên 11.700 tỷ đồng. Đến cuối Quý I/2024, tổng dư nợ cho vay theo Chương trình đạt trên 8.660 tỷ đồng của 1.079 tàu, trong đó tỉnh Quảng Ngãi đã cho vay đóng mới, nâng cấp 58 tàu với dư nợ 242 tỷ đồng.

Theo Nhà điều hành, thời gian qua, một số ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 gặp khó khăn trong trả nợ vay ngân hàng do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; ưu tiên thu nợ gốc trước, nợ lãi sau; tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân có nhu cầu chuyển đổi chủ tàu do không đủ năng lực tiếp tục đánh bắt,…

Tuy nhiên, một số ngư dân vẫn không trả được nợ cho các TCTD theo thoả thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký, nên phải thực hiện xử lý nợ theo quy định pháp luật hiện hành (Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật các TCTD, Luật thi hành án).

Quảng cáo

Về phía các NHTM tham gia cho vay theo chính sách này, hiện cũng gặp khó khăn khi khách hàng không trả nợ vay, ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, NHNN cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và NHTM cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

Về đề nghị có giải pháp khoanh nợ, giãn nợ để giảm bớt khó khăn cho người dân, ổn định tình hình trật tự của địa phương, NHNN cho biết, Nghị định 67 và các văn bản sửa đổi Nghị định 67 không có quy định về chính sách khoanh nợ.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đơn vị đầu mối tham mưu trình Chính phủ ban hành, theo dõi việc triển khai Nghị định 67) đang phối hợp với các đơn vị liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 67 để tháo gỡ khó khăn trong triển khai chính sách.

Về phía NHNN, NHNN cho biết, sẽ tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách theo Nghị định 67. Tuy nhiên, trong trường hợp đặt ra cơ chế khoanh nợ, cần tính đến nguồn ngân sách cấp bù lãi suất cho các ngân hàng trong thời gian khoanh nợ, đồng thời, cũng cần đánh giá khả năng trả nợ của ngư dân sau khi hết thời gian khoanh nợ,...

Về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Nghị định 67 đã có quy định chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo đó, các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được các ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 123/2018/TT-BTC.

Ngoài ra, để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2024/TT-NHNN ngày 18/6/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN chỉ đạo các TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Mở năm Như ý - BVBank gửi tặng hàng ngàn quà tặng và ưu đãi tới khách hàng

Với mong muốn mang đến cho khách hàng một năm mới như ý, mở ra những điều may mắn và niềm vui mới, BVBank tiếp tục mang đến những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng đến BVBank giao dịch và gửi tiết kiệm.

Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay

Để động viên tinh thần đội tuyển Việt Nam trước trận Chung kết lượt đi, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) sẽ thưởng 2 tỷ đồng nếu đội giành chiến thắng trên sân Việt Trì, Phú Thọ tối nay.

LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

Món quà sức khỏe mùa Tết 2025: TH true NUT & TH true OAT với thông điệp Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc

Trong không khí Tết Ất Tỵ 2025, Bộ sản phẩm Thức uống thiên nhiên từ Hạt TH là thức uống dinh dưỡng hoàn toàn từ thiên nhiên và món quà sức khỏe ý nghĩa dành tặng gia đình, bạn bè.

Bac A Bank chào bán 20 triệu trái phiếu tổng giá trị 2.000 tỷ đồng Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng

10 dấu ấn của ngân hàng Việt năm 2024

Năm 2024 khép lại, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, bất chấp những biến động lớn cả trong và ngoài nước. Từ việc điều chỉnh chính sách tín dụng linh hoạt, kiểm soát thị trường ngoại hối, đến các biện pháp hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp, ngành ngân hàng đã đóng góp quan trọng vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng 4 cổ phiếu Ngân hàng đóng cửa tuần ở mức cao nhất thời đại Năm 2024: Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh nhất ở những ngân hàng nào?

Dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%

Ngày 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.

Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025 Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên