Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế

Số liệu thống kê cho thấy tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP.HCM đang có sự cách biệt lớn.

Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế

Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố cho thấy, đến cuối tháng 8/2024, dư nợ tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn mới đạt mức tăng 4,5% so với cuối năm ngoái. Con số này thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng chung của cả nước tính đến ngày 26/8 là 6,63%.

Đáng chú ý, tốc độ cho vay của hệ thống ngân hàng ở TP.HCM có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong 2 tháng qua, khi tháng 6 tăng 4%, tháng 7 chỉ tăng 3,9% và tháng 8 tăng 4,5% so với cuối năm ngoái.

Tăng trưởng tín dụng chậm dù lãi suất cho vay giảm. Số liệu thống kê tại TP.HCM đến hết tháng 8, lãi suất cho vay bằng VND thấp hơn 0,9 điểm % đến 1 điểm % đối với các kỳ ngắn hạn so với cuối năm ngoái, bất chấp lãi suất huy động đang nhích lên.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, những con số trên cho thấy khả năng hấp thụ vốn của kinh tế TP HCM vẫn chưa cải thiện nhiều và mục tiêu tín dụng tăng trưởng cả năm 15% sẽ gặp nhiều thách thức nếu không có giải pháp tháo gỡ.

Trong khi đó, tại Hà Nội, con số thống kê cho thấy nhiều tín hiệu khả quan hơn khi tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 8/2024 ước đạt 4.103 nghìn tỷ đồng, tăng 1,15% so với cuối tháng trước và tăng 13,44% so với thời điểm kết thúc năm 2023.

Quảng cáo

Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 1.790 nghìn tỷ đồng, tăng 1,73% và tăng 18,96%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.313 nghìn tỷ đồng, tăng 0,71% và tăng 9,51%.

Như vậy, sau 8 tháng, tăng trưởng tín dụng của Hà Nội cao gấp đôi so với mức tăng trưởng chung của cả nước và gấp ba lần TP HCM.

Về cơ cấu cho vay, cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 13,9% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,9%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,93%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,14%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,32%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,36%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,43%. Tính đến cuối tháng 8/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,69% trong tổng dư nợ.

Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 6,9 - 9,3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên bình quân khoảng 3,6%/năm theo quy định của NHNN.

Lãi suất tiền gửi tác động theo đó phổ biến ở mức 0,2 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,6 - 5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3,5 - 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,7 - 6,0%/năm.

Về huy động vốn, đến cuối tháng 8/2024, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước tính đạt 5.801 nghìn tỷ đồng, tăng 1,27% so với cuối tháng trước và tăng 8,73% so với thời điểm kết thúc năm 2023.

Còn theo số liệu mới nhất từ NHNN, tăng trưởng tín dụng cả hệ thống tính đến ngày 26/8 mới đạt 6,63%. Theo đó, để hoàn thành mục tiêu, trong 4 tháng còn lại của năm 2024, hệ thống ngân hàng cần đẩy thêm gần 8,4%, tương đương với hơn 1,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Năm 2025 là mục tiêu phấn đấu để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi

Những yếu tố tích cực mang tính nội tại của kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện nền tảng cho thị trường duy trì sự ổn định, thanh khoản tốt, tăng trưởng song hành cả quy mô và chất lượng trong năm mới Ất Tỵ 2025.

Thị trường giảm hơn 10 điểm ngay phiên đầu xuân Ất Tỵ CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

Phiên "gỡ điểm" đã xuất hiện nhanh chóng sau khi thị trường mất khá nhiều điểm số trước đó. Nhiều nhóm cổ phiếu như Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công đã góp mặt giúp bức tranh khởi sắc. Nổi bật nhất là CTG đã có giá đóng cửa kỷ lục.

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường giảm hơn 10 điểm ngay phiên đầu xuân Ất Tỵ

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng