Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?
Hình minh họa.

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của ngành ngân hàng tiếp tục ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, với lợi nhuận của phần lớn các thành viên đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, kết quả khả quan trên còn đến từ khả năng kiểm soát, tiết giảm và sử dụng hiệu quả chi phí của các nhà băng. Điều này cũng đã được thể hiện rất rõ qua các con số trong báo cáo 9 tháng đầu năm của các ngân hàng.

Khảo sát tại 29 ngân hàng cho thấy, phần lớn các thành viên (65,5%) ghi nhận tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) 9 tháng đầu năm nay giảm, với mức giảm dao động từ gần 1 điểm % đến hơn 26 điểm % so với cùng kỳ năm trước. CIR trung bình của nhóm ngân hàng giảm mạnh xuống còn 43,2%, so với mức 47,9% cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm của VPBank cho thấy, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của ngân hàng đạt hơn 44,6 nghìn tỷ đồng, tăng tới 23,6% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, chi phí hoạt động (OPEX) hợp nhất trong 6 tháng đầu năm chỉ nhích nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm 2023, lên hơn 10,5 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ việc tối ưu hóa chi phí và ứng dụng số hóa, tự động hóa vào các khâu vận hành và cắt giảm chi phí nhân sự.

Theo đó, kết thúc 9 tháng đầu năm, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất của ngân hàng chỉ ở mức 23,6%, giảm mạnh so với mức 28,3% cùng kỳ năm 2023. Điều này có nghĩa, để tạo ra 100 đồng thu nhập, VPBank chỉ phải chi ra 23,6 đồng chi phí. Với kết quả này, VPBank đang là ngân hàng sở hữu CIR thấp nhất trong hệ thống.

Tại SHB, kết thúc 9 tháng đầu năm, CIR ở mức 24,7%, đi ngang so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục nằm trong nhóm có CIR thấp nhất hệ thống. Động lực chính giúp ngân hàng có được hiệu suất hoạt động cao là nhờ chiến lược số hóa mạnh mẽ đã được triển khai trong nhiều năm qua. Công nghệ số cũng giúp ngân hàng quản trị tốt hơn, tiết kiệm nhiều nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Đứng thứ ba trong nhóm khảo sát là VietinBank với tỷ lệ chi phí trên thu nhập ở mức 26,4%, giảm so với mức 27,1% cùng kỳ năm trước.

Một số ngân hàng khác cũng sở hữu CIR ở mức thấp bao gồm Techcombank (28,4%), LPBank (28,9%), MB (30,3%), Vietcombank (31,4%), SeABank (32,5%),…

Trong số 29 ngân hàng trong nhóm khảo sát, BVBank là một trong những ngân hàng có sự cải thiện CIR ấn tượng nhất khi ngân hàng này đã thành công đưa tỷ lệ chi phí trên thu nhập từ mức cao 83,7% trong 9 tháng đầu năm 2023 xuống còn 62,7% trong 9 tháng đầu năm nay, tương đương với mức giảm tới 21 điểm %. Nguyên nhân là nhờ tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng tới 36,3% trong khi chi phí hoạt động chỉ nhích nhẹ 2,1% so với cùng kỳ.

Tương tự, tại Vietbank, tổng thu nhập hoạt động tăng tới gần 48% so với cùng kỳ trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 5,9% giúp CIR 9 tháng đầu năm giảm tới 19,1 điểm % so với cùng kỳ. Tại PVcombank, CIR cũng giảm 16,6 điểm %, Nam A Bank giảm 10,8 điểm %, BaoVietBank giảm 7,9 điểm%,…

Quảng cáo

“Ngấm” dần chuyển đổi số

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nhìn chung, CIR càng thấp càng cho thấy ngân hàng hoạt động với hiệu suất cao, bởi tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng doanh thu.

Và chuyển đổi số chính là một trong những chìa khóa quyết định giúp giảm tỷ lệ CIR của các ngân hàng.

Thông thường, cơ quan quản lý chỉ cho phép một số lượng nhỏ chi nhánh, phòng giao dịch được mở mới mỗi năm. Tuy nhiên, mô hình điểm AutoBank hay LiveBank hoạt động gần như 1 phòng giao dịch lại không bị giới hạn về tốc độ mở và thời gian phục vụ.

Điều này giúp các nhà băng vượt qua được giới hạn để mở rộng thị trường, đồng thời khắc phục được áp lực chi phí nhân sự thường niên ở chi nhánh truyền thống.

Số liệu của một ngân hàng cho thấy, chi phí bình quân cho 1 giao dịch tại một chi nhánh truyền thống là khoảng 23.000 đồng, nhưng với LiveBank chỉ còn hơn 11.000 đồng/giao dịch, tương ứng giảm 50%. Thậm chí, với eBank chỉ mất 2%, tức là chưa đến 500 đồng/giao dịch.

Tương tự, chi phí vận hành (bao gồm đầu tư và duy trì) của LiveBank chỉ bằng 20% so với một chi nhánh truyền thống.

Ứng dụng công nghệ giúp gia tăng năng suất của AI Chatbot, dẫn đến giảm tải 30% cho lực lượng tổng đài trung tâm (Call Center), hay như công nghệ sinh trắc học nhận diện giọng nói (Voice Biometrics) đã giúp giảm 15% thời gian xử lý cuộc gọi...

Với ý nghĩa trên, chuyển đổi số ngày nay không còn là một khái niệm, mà đã trở thành hành động cụ thể, quyết định sự sống còn, tồn vong của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là các ngân hàng. Đó cũng là lý do để các ngân hàng chạy đua đầu tư công nghệ để chuyển đổi số.

Bên cạnh chuyển đổi số nhằm cắt giảm chi phí, thì việc đa dạng hoá, sáng tạo các dịch vụ mới, nâng cao trải nghiệm và gia tăng tiện ích đồng thời, tối ưu hoá quy trình nội bộ, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng suất lao động nhân viên cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà băng.

Tuy nhiên, dữ liệu khảo sát cũng cho thấy, vẫn còn khá nhiều ngân hàng Việt đang có CIR ở mức rất cao. 9/29 thành viên, tương đương tỷ lệ 31% hiện có tỷ lệ CIR ở mức trên 50%, cá biệt có thành viên lên tới gần 100%. Tỷ lệ này có thể chỉ mang tính thời điểm, gắn với giai đoạn tập trung đầu tư và qua đó gia tăng chi phí hoạt động...

Nhưng nếu những tỷ lệ này quá cao và kéo dài qua nhiều năm có thể là một chỉ báo cho thấy ngân hàng chưa thể tối ưu hóa vận hành, hoạt động chưa hiệu quả, từ đó gắn với nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lãi suất huy động tiếp tục tăng giai đoạn cuối năm

Xu hướng tăng lãi suất huy động được dự kiến sẽ được tiếp tục duy trì cho tới tuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn.

Kỳ vọng Mỹ hạ lãi suất, S&P 500 và Nasdaq lập kỷ lục mới Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 3

Sacombank tiến tới hoàn thành đề án tái cơ cấu Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Ngày 02/12/2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 Cuộc đua tăng vốn của “giới buôn tiền”: Vietcombank trở lại ngôi vương, BIDV và VietinBank ‘ngậm ngùi’ xếp sau hai nhà băng tư nhân

VIS Rating: trong tháng 11/2024, 11% tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình”

Theo VIS Rating, ước tính có 11% tổ chức phát hành (TCPH) trong tháng 11/2024 có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình” hoặc thấp hơn, nhưng vẫn cải thiện so với 10 tháng đầu 2024 ở mức 25%.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Hơn 2.400 tỷ đồng trái phiếu về HDBank trong tháng 11

Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Một ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức 20% Hơn 9.000 tỷ đồng gửi vào hệ thống ngân hàng mỗi ngày trong tháng 9 Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống