Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

Cùng với xu hướng tăng nhanh của lãi suất liên ngân hàng, thị trường cũng chứng kiến hoạt động “bơm tiền” mạnh trên kênh cầm cố thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước.

Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua
Hình minh họa.

Trong tuần đầu tiên tháng 11 (từ 4/11 - 8/11), lãi suất VND liên ngân hàng tăng rất mạnh phiên đầu tuần rồi giảm dần trở lại sau đó.

Chốt ngày 8/11, lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng tới 0,6 điểm % so với chốt tuần trước đó, lên 4,57%/năm.

Tương tự, lãi suất hầu hết kỳ hạn chủ chốt khác cũng tăng khá mạnh như kỳ hạn 1 tuần đã lên 4,67%/năm; kỳ hạn 2 tuần ở mức 4,77%/năm; kỳ hạn 1 tháng lên 4,88%/năm. Dù vậy, chênh lệch lãi suất VND-USD kỳ hạn qua đêm hiện vẫn đang ở trạng thái âm.

Cùng với xu hướng tăng nhanh của lãi suất liên ngân hàng, thị trường cũng chứng kiến hoạt động “bơm tiền” mạnh trên kênh cầm cố thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tuần qua, Nhà điều hành chào thầu kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 90.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,0%.

Quảng cáo

Kết quả, có tới 89.999,91 tỷ đồng trúng thầu trong khi 33.999,91 đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.

Cũng trong tuần qua, NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Kết quả, có 3.950 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất 4 phiên đầu tuần ở mức 3,90%, phiên cuối tuần tăng lên mức 4,0%. Có 13.400 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.

Tựu chung lại, Nhà điều hành đã bơm ròng 65.450 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Hiện khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 89.999,91 tỷ đồng trong khi còn 76.650 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường.

Trước đó, NHNN đã hút ròng trở lại vào tháng 10 với quy mô khoảng 124 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 3/2024. Đồng thời, việc bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống.

Diễn biến thanh khoản của hệ thống trở nên căng thẳng vào những ngày đầu tháng 11 khiến lãi suất liên ngân hàng tăng vọt tăng, có lúc lên mức 6%, cao nhất kể từ tháng 3/2023.

Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất huy động tăng chậm lại trong tháng 10/2024, tuy nhiên, gần đây, căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng cũng dần bộc lộ trên thị trường huy động khi một số ngân hàng đã nâng lãi suất huy động đầu tháng này. Xu hướng tăng lãi suất huy động được dự báo có thể tiếp tục trong hai tháng tới nhưng vẫn trong biên độ kỳ vọng.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Các đồng tiền lao dốc sau đòn thuế quan từ Mỹ

Đà tăng của đồng USD diễn ra trên diện rộng, với đồng euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm và đồng franc Thụy Sỹ cũng trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2024.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 CEO JPMorgan Chase nhận 977 tỷ đồng tiền lương năm 2024, chuẩn bị từ chức

Giá vàng sau mốc 2.800 USD sẽ là 3.000 USD?

Giá vàng đã vượt qua mốc quan trọng 2.800 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử, được thúc đẩy bởi làn sóng tìm kiếm nơi an toàn do lo ngại việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và áp lực lạm

Giá vàng thế giới chạm ngưỡng kỷ lục mới Lo ngại về thuế quan của Mỹ thúc đẩy giá vàng lập đỉnh mới

Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới do lo ngại về biện pháp thuế quan của Mỹ

Kết thúc tháng Một, vàng thỏi, một loại tài sản được ưa chuộng trong thời kỳ bất ổn kinh tế và địa chính trị, ghi nhận mức tăng hàng tháng tốt nhất kể từ tháng 3/2024, tăng hơn 7% so với tháng trước.

Động thái giữ nguyên lãi suất của Fed đẩy giá vàng đi xuống Giá vàng thế giới chạm ngưỡng kỷ lục mới

Lo ngại về thuế quan của Mỹ thúc đẩy giá vàng lập đỉnh mới

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục trong phiên 31/1 và trên đà ghi nhận tháng tăng tốt nhất kể từ tháng 3/2024, khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ Động thái giữ nguyên lãi suất của Fed đẩy giá vàng đi xuống