Nam Long thành lập 2 pháp nhân nhận chuyển nhượng bất động sản tại dự án Waterpoint

Công ty CP Đầu tư Nam Long mới phê duyệt phương án thành lập 2 pháp nhân là Công ty TNHH Lộc An Thạnh và Công ty TNHH Phúc An Thạnh để nhận chuyển nhượng các khu đất thuộc dự án khu dân cư Nam Long An Thạnh - Đô thị Vàm Cỏ Đông (Waterpoint).

nam-long-nlg.jpeg
(Ảnh minh hoạ)

Ngày 19/9, HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã NLG) phê duyệt phương án thành lập 2 pháp nhân là Công ty TNHH Lộc An Thạnh và Công ty TNHH Phúc An Thạnh để nhận chuyển nhượng các khu đất thuộc dự án khu dân cư Nam Long An Thạnh - Đô thị Vàm Cỏ Đông (Waterpoint).

Cụ thể, Lộc An Thạnh sẽ có vốn điều lệ 128 tỷ đồng, do NLG sở hữu. Còn Phúc An Thạnh với vốn điều lệ 68 tỷ đồng sẽ do Công ty TNHH Nam Long Commercial Property (công ty con của NLG) làm chủ sở hữu.

Cả 2 pháp nhân trên đều có cùng ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản và trụ sở đặt tại khu thương mại dịch vụ thuộc lô MC5 khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Dự án Waterpoint có diện tích 365ha, tổng mức đầu tư gần 149.000 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có diện tích 165ha, vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng, sản phẩm dự kiến gồm 2.250 căn Valora (nhà phố, biệt thự) và 6.590 căn Flora (căn hộ).

Quảng cáo

Còn giai đoạn 2 có diện tích 190ha, tổng mức đầu tư hơn 108.000 tỷ đồng, gồm 862 căn Valora và 14.213 căn Flora.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, giá trị bất động sản tồn kho dở dang của NLG tại giai đoạn 1 và 2 của dự án lần lượt hơn 3.800 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng.

Về Nam Long Commercial Property, đây là 1 trong 2 pháp nhân cùng Nam Long Land được NLG dùng để hiện thực hóa mô hình kinh doanh Dragon Growth Transformation. Trong đó, Nam Long Commercial Property được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ gần 299 tỷ đồng (NLG nắm 100%), chuyên phát triển bất động sản thương mại.

Dự án đầu tay của Nam Long Commercial Property là Capital Tower tại quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Trong các năm qua, đơn vị này duy trì việc quản lý, khai thác hiệu quả các bất động sản thương mại của NLG như Captial Tower, Flora Fuji, Flora Anh Đào, EHome 3, EHome 5, EHomeS Phú Hữu, Flora Novia, Mizuki Park, Kikyo Kindergarten, Cara Cafe,...

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, Nam Long ghi nhận doanh thu đạt 457 tỷ đồng và lãi sau thuế 95 tỷ đồng, đều giảm gần 62% so với cùng kỳ và mới lần lượt hoàn thành 6,9% và 18,8% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Đến cuối quý II/2024, lượng hàng tồn kho chiếm tới 64,5% trong tổng tài sản của Nam Long, tương đương 19.165 tỷ đồng, tăng 10,4% so với ngày đầu năm. Tồn kho này chủ yếu nằm dưới dạng bất động sản xây dựng dở dang tại các dự án như Izumi (8.656 tỷ đồng), Waterpoint giai đoạn 1 (3.837 tỷ đồng), Akari (2.426 tỷ đồng), Waterpoint giai đoạn 2 (2.036 tỷ đồng)...

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Từ lãi hàng trăm tỷ đồng trong các năm 2021 - 2022, Nhiệt điện Thăng Long - doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco đã lỗ gần 1.000 tỷ đồng trong 2 năm gần đây.

Đại gia Vũ Văn Tiền và khối tài sản của Geleximco Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20%

Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 24,7% so với năm 2024.

Hòa Phát chốt ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024, cao nhất từ trước đến nay

Phó Chủ tịch SJ Group Đỗ Văn Bình thu hơn 900 tỷ đồng từ việc thoái hết vốn

Ông Đỗ Văn Bình, Phó Chủ tịch SJ Group đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp sau khi “sang tay” 8,97 triệu cổ phiếu SJS. Động thái này của lãnh đạo SJ Group diễn ra ngay trước thềm doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.

Phó Chủ tịch PNJ mua 4 triệu cổ phiếu, REE muốn thoái vốn khỏi Nhiệt điện Ninh Bình Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025

Chỉ trong gần 1 tháng, cổ phiếu Vingroup tăng hơn 40%

Từ vùng đáy dài hạn, cổ phiếu VIC của Vingroup tăng hơn 40% kể từ đầu tháng 3 đến nay, đưa vốn hóa của Vingroup lên trên 220.000 tỷ đồng, trở lại vị trí tập đoàn tư nhân có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu Vingroup tục tăng phi mã, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng cả trăm triệu USD mỗi ngày lên gần 7 tỷ USD Vingroup lấy lại vị trí doanh nghiệp tư nhân số 1 sàn chứng khoán Việt Nam từ tay FPT

Xây dựng Xuân Đỉnh báo lãi “bốc hơi” 70%, nợ phải trả hơn 4.800 tỷ đồng

Năm 2024, Xây dựng Xuân Đỉnh báo lãi sau thuế “bốc hơi” 70%, dư nợ phải trả tăng lên mức hơn 4.800 tỷ đồng. Trong đó, có 1.100 tỷ đồng dư nợ trái phiếu sẽ đáo hạn vào đầu tháng 4 tới đây.

Đề xuất tăng mức lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên 13% Sắp tăng vốn gấp 2 lần, Chứng khoán SHS chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 29%

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?