Lỗ nặng, Hòa Bình (HBC) bắt đầu kế hoạch tái cấu trúc toàn diện bằng việc bán công ty con

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Máy Xây dựng MATEC cho nhà đầu tư Ashita Group với trị giá 1.100 tỷ đồng.

Bán công ty con để bổ sung nguồn vốn

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua việc chuyển nhượng 100% vốn góp của tập đoàn tại Công ty TNHH MTV Máy Xây dựng MATEC (công ty con, quản lý khai thác toàn bộ số thiết bị máy móc của Hòa Bình) cho nhà đầu tư Ashita Group.

Cụ thể, Xây dựng Hòa Bình đã tiến hành làm việc với Ashita Group để đàm phán chuyển nhượng và sau khi có nghị quyết này hai bên sẽ triển khai chính thức. Dự kiến tổng giá trị chuyển nhượng và một phần thiết bị đã khấu hao là hơn 1.100 tỷ đồng. Số tiền này sẽ bổ sung vào vốn lưu động cho Xây dựng Hòa Bình.

Trước đó, ngày 20/5/2023, HĐQT Xây dựng Hòa Bình đã có nghị quyết về việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Công ty TNHH Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hòa Bình cho Công ty TNHH Nuance hoặc bên thứ 3 do Nuance chỉ định với giá 167 tỷ đồng.

Việc liên tiếp bán công ty con diễn ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh năm 2022 và quý đầu năm 2023 của Xây dựng Hòa Bình thua lỗ nặng ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh.

Dù đến hiện tại, Xây dựng Hòa Bình chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Tuy nhiên, theo tờ trình dự kiến trình tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tổ chức ngày 27/6 tới đây, công ty cho biết đã có trong tay báo cáo tài chính kiểm toán, với các số liệu biến động mạnh.

Theo đó, tổng tài sản đến cuối năm 2022 của Xây dựng Hòa Bình là 15.573 tỷ đồng, giảm 1.353 tỷ đồng so với trước kiểm toán và giảm 6,05% so với năm 2021.

Vốn chủ sở hữu đạt 1.196 tỷ đồng, giảm 1.447 tỷ đồng so với trước kiểm toán và giảm 70,5% so với năm 2021.

Doanh thu thuần sau kiểm toán tăng 26 tỷ đồng, lên 14.149 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Song lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lại âm 2.594 tỷ đồng, lỗ thêm 1.456 tỷ đồng so với trước kiểm toán.

hbc-6011.png

Sang năm 2023, Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hết quý 1/2023, công ty mới thực hiện được gần 16% mục tiêu doanh thu, trong khi lợi nhuận sau thuế âm 445 tỷ đồng.

Ngoài bán công ty con, để bổ sung nguồn vốn, tại ĐHĐCĐ thường niên tới đây, Xây dựng Hòa Bình dự kiến trình tại đại hội phương án phát hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu, giá tối thiểu 12.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, số tiền thu về tối thiểu là 3.288 tỷ đồng.

Công ty cho biết, toàn bộ số tiền thu được từ các đợt chào bán được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án.

Kế hoạch tái cấu trúc toàn diện của tân Tổng giám đốc

Quảng cáo

Bên cạnh tái cấu trúc nguồn vốn, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Xây dựng Hòa Bình cũng sẽ bầu ra ban lãnh đạo mới. Theo đó, đại hội sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm 5 thành viên gồm: Ông Nguyễn Công Phú, ông Albert Antoine, ông David Martin Ruiz, ông Lê Quốc Duy và ông Dương Văn Hùng.

Công ty dự kiến bầu bổ sung 2 thành viên là ông Lê Văn Nam (hiện là Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình) và ông Mai Hữu Thung (Chủ tịch CTCP Bất động sản Thành Ngân, Thành viên Ban kiểm soát CTCP Tư vấn xây dựng Điện 1).

Đáng chú ý, trong 2 thành viên bầu bổ sung, ông Lê Văn Nam vừa chính thức giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình từ ngày 1/6/2023. Khi vừa đảm nhiệm vị trí điều hành doanh nghiệp, tân Tổng giám đốc đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc toàn diện.

hbc-2-1866.jpg

Ông Lê Văn Nam, tân Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình vừa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HBC theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh từ ngày 20/6 đến 19/7. (Ảnh: HBC)

Tân Tổng giám đốc của Hòa Bình cho rằng tái cấu trúc toàn diện Hòa Bình lúc này là là một việc hết sức cấp bách và cần thiết để giúp Hòa Bình vượt qua cơn bão dữ và ổn định trở lại.

Theo tân Tổng giám đốc của Hòa Bình, tái cấu trúc tài chính là ưu tiên hàng đầu của Hòa Bình trong lúc này. Trước hết là thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà cung cấp, nhà thầu phụ để tăng vốn điều lệ cũng như giảm áp lực trả nợ. Mặt khác, đưa các nhà thầu phụ, nhà cung cấp trở thành cổ đông chiến lược của Hòa Bình.

Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ tập trung thu hồi công nợ; tái cấu trúc các khoản vay với ngân hàng để giãn nợ và tái cấp các gói tín dụng mới và định giá lại tài sản của công ty. Việc tiến hành định giá tài sản mà chủ yếu là máy móc, thiết bị để ghi nhận lại giá trị hiện tại và khẳng định giá trị còn cao hơn rất nhiều so với giá trị ghi nhận trong sổ sách kế toán. Hiện nay các máy móc thiết bị này vẫn được khai thác thêm nhiều năm nữa.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2023, tính đến ngày 31/3/2023 tổng đầu tư máy móc thiết bị của Hòa Bình là 2.189 tỷ đồng, trên sổ sách đã khấu hao 1.344 tỷ đồng. Giá trị còn lại là 845 tỷ đồng. Hiện giá trị đã khấu hao 1.344 tỷ đồng bao gồm rất nhiều máy móc thiết bị vẫn còn giá trị sử dụng cao nhưng trong sổ sách ghi nhận giá trị bằng 0 do đã quá 8 năm sử dụng. Trong khi đó so với thời giá nếu mua mới những thiết bị đó, do trượt giá sẽ cao hơn từ 30 – 60%.

Quyết định bán 100% vốn tại công ty TNHH Máy Xây dựng Matec cho nhà đầu tư Ashita Group cũng là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc mà tân Tổng giám đốc của Hòa Bình vạch ra.

Đồng thời, gần 10.000 m2 đất hiện đang làm nhà xưởng, văn phòng của công ty tại các quận trung tâm của TP.HCM từ năm 1996 đến nay cũng được định giá lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế mới nhất, cũng làm tăng thêm giá trị tài sản cho Hòa Bình được gần 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, tái cấu trúc hệ thống quản lý, tăng cường quản trị rủi ro cũng được tiến hành đồng thời cùng lúc với tái cấu trúc tài chính. Công ty sẽ tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống quản lý, cắt bỏ những khâu trung gian không cần thiết trên tinh thần tinh gọn bộ máy quản lý và tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, Hòa Bình sẽ tập trung mạnh vào công tác quản trị rủi ro để phát triển bền vững.

Ông Nam còn cho biết Hòa Bình chỉ giữ lại các công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời tiếp tục đầu tư cho công ty đó phát triển tiến đến mục tiêu IPO để mời gọi nhiều nhà đầu tư cùng tham gia sở hữu cổ phần, tăng tài sản cho những công ty này cũng như tăng tài sản cho tập đoàn. Còn công ty nào hoạt động không hiệu quả và không còn phù hợp với định hướng phát triển của tập đoàn trong tương lai thì sẽ thoái vốn và có thể giải thể.

Với chiến lược này, tân Tổng giám đốc của Hòa Bình hy vọng không chỉ quản trị tốt dòng tiền của tập đoàn mà còn là chất xúc tác để các công ty thành viên phải chủ động trong quản lý tài chính, đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp và uy tín. Tập đoàn cũng sẽ chuyển bộ phận tài chính của tất cả các công ty thành viên về ban tài chính của tập đoàn để quản lý tài chính tập trung và tăng cường quản trị rủi ro.

Song song với tái cấu trúc tài chính và hệ thống quản lý, Hòa Bình còn thực hiện tái cấu trúc sản phẩm và thị trường trong nước, đồng thời tiếp tục chiến lược phát triển thị trường nước ngoài.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Chuyên gia dự báo bất ngờ về thị trường đất nền phía Nam năm 2025

Từ quý 2 đến quý 4/2025, đất nền và biệt thự dự án sẽ có tốc độ tăng giá mạnh, thu hút đầu tư. Nhu cầu ở thực lẫn lợi suất cho thuê tốt. Đây cũng là thời điểm thị trường bất động sản bước vào chu kì khởi sắc.

Đất nền phía Nam bất ngờ tăng giao dịch gấp 2- 3 lần, giá cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2 “Vượt qua” đất nền và chung cư, Condotel được tìm kiếm nhiều nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor vừa ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Ph

DOJI trúng thầu Dự án khu đô thị hơn 4.600 tỷ ở Thừa Thiên Huế Liên danh DOJI được chọn thực hiện dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có Văn bản số 8482/STNMT-ĐKTKĐĐ gửi các đơn vị liên quan về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua tại dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và số 25+27 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài và phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2 tổ hợp nghìn tỷ ở quận Bắc Từ Liêm

Khu tổ hợp Phú Diễn (Ecity Phú Diễn) tại phường Phú Diễn và dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, thương mại kết hợp nhà ở cao cấp Tây Hồ Tây tại lô đất H4HH1 Khu đô thị Tây Hồ Tây vừa được duyệt bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND quận Bắc Từ Liêm.

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hiện giá căn hộ tại Bình Dương đang giao dịch từ 26-59 triệu đồng/m2; tại Bà Rịa-Vũng Tàu là từ 35-61 triệu đồng/m2; tại Đồng Nai từ 33 -41 triệu đồng/m2 và tại Long An là từ 21-29 triệu đồng/m2....

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn

Với giá đất trung bình chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, tích hợp vô vàn tiện ích, phân khu thấp tầng Kim Tiền tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City vừa ra mắt đã đáp ứng trúng kỳ vọng của giới đầu tư miền Bắc.

“Chiết khấu khủng” cho khách mua sớm căn hộ tại Sun Urban City Hà Nam Chưa từng có trong lịch sử: 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng đã hết veo ngay khi mở bán

Lãi suất “hạ nhiệt”, người mua nhà vẫn “ngại” vay do giá nhà leo cao

Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà "hạ nhiệt", tuy nhiên, việc giá nhà đất liên tục leo cao khiến người mua “hụt hơi” và vẫn giữ tâm lý è dè chưa dám vay do không thể cân đối được dòng tiền trả nợ.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng