Liên danh Đại Phong và CC1 trượt thầu do không đủ năng lực?

Vừa qua, tại Gói thầu số 14 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, liên danh 2 nhà thầu là Tổng Công ty xây dựng số 1 và Công ty CP Hạ tầng Đại Phong đã trượt thầu do không đủ năng lực.

Liên danh Đại Phong và CC1 trượt thầu do không đủ năng lực (Ảnh nguồn Int)

Trượt gói thầu 937 tỷ đồng vì không đủ năng lực

Cụ thể, ngày 09/09/2024, Ban quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh (Sở GTVT Bắc Ninh) đã phê duyệt nhà thầu Liên danh Cầu Kênh Vàng gồm: Công Ty TNHH Đầu Tư Và Xây Dựng HPT, Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại Phượng Hoàng, Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Bắc Trung Nam và Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam trúng thầu với giá 938.330.451 tỷ đồng.

Gói thầu kể trên có đến 8 nhà thầu tham gia, đáng lưu ý trong đó có mặt của liên danh 2 nhà thầu lớn là Liên danh Gói thầu số 14 gồm Tổng Công ty xây dựng số 1 – CTCP (CC1) và Công ty CP Hạ tầng Đại Phong (Đại Phong)

Tuy nhiên, liên danh CC1 và Đại Phong không được lựa chọn do: Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (Theo Báo cáo đánh giá E-HSDT Gói thầu số 14: Số 981/BCĐG-CFTD-in ngày 05/9/2024 của Tổ chuyên gia Công ty Cổ phần CFTD Sáng tạo).

Theo đó, liên danh Gói thầu số 14 của CC1 và Đại Phong (vn0301429113): Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật với các nội dung chủ yếu sau:

Nhà thầu đề xuất bản vẽ bố trị mặt bằng tổng thể không khả thi (bản vẽ biện pháp cấp điện phía Bắc Ninh đầu nguồn vào cột 500kV là không khả thi). Nhà thầu không đề xuất công tác đảm bảo giao thông cho đường đang khai thác theo quy định của E-HSMT.

Về hệ thống quản lý chất lượng thi công: Nhà thầu có kê khai, cung cấp thông tin về nhân sự Nguyễn Thanh Tú đám nhận vị trí Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công cầu của thành viên liên danh Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP nhưng không đáp ứng theo quy định của E-HSMT (gồm: trình độ chuyên môn thuộc ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông cầu đường bộ cầu đường cầu - hầm/chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông) do tại Văn bản xác nhận ngày 04/9/2024 của Trường Đại học Giao thông Vận tải, nhân sự không được cấp văn bằng tốt nghiệp "Kỹ sư xây dựng cầu - đường bộ" như tài liệu nhà thầu cung cấp tại E-HSDT.

Mặt khác, nhà thầu có kê khai, cung cấp thông tin về nhân sự Lê Văn Tuấn đảm nhận vị trí Cán bộ trắc đạc của thành viên liên danh Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP nhưng không đáp ứng theo quy định của E-HSMT (Có trình độ chuyên môn thuộc ngành trắc địa hoặc ngành kỹ thuật xây dựng công trình hoặc chuyên ngành có liên quan) do tại Văn bản số 647/MĐC-ĐTĐH ngày 04/9/2024 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, nhân sự không được cấp văn bằng tốt nghiệp "Kỹ sư kỹ thuật trắc địa" như tài liệu nhà thầu cung cấp tại E-HSDT.

Đây là kết quả khá bất ngờ vì Công ty CP Hạ tầng Đại Phong là nhà thầu lớn có tỷ lệ trúng thầu rất cao từ trước đến nay, với tỷ lệ trúng thầu trên 95%.

Sự phát triển “thần tốc” của Đại Phong

Từ một doanh nghiệp địa phương, nhưng chỉ sau 8 năm, Đại Phong đã phát triển thần tốc thành một trong những nhà thầu lớn trong lĩnh vực xây lắp.

Qua từng năm, phạm vi hoạt động của công ty không ngừng mở rộng, từ Bắc vào Nam, với những thành công vang dội tại các tỉnh thành lớn như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh. Đỉnh cao của sự phát triển này là việc trúng thầu hàng loạt dự án quy mô lớn, trị giá hàng nghìn tỷ đồng trong những năm gần đây.

Điển hình là vào năm 2020, Liên danh Công ty Đại Phong - Công ty Đầu tư Hạ tầng Phát triển Tân Thành loại bỏ Liên danh Tập đoàn Xuân Trường – Công ty Xây dựng Cường Thịnh Thi để “ẵm” trọn gói thầu thi công xây dựng công trình đoạn từ Km0-Km31+500 thuộc dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định trị giá 969 tỷ đồng tại Ban Quản lý Dự án Giao thông Nam Định. Đáng chú ý, giá trúng thầu của gói thầu này khá bất thường khi cao hơn 4 tỷ đồng so với giá dự toán.

Bước sang năm 2021, bất chấp những thách thức lớn từ đại dịch Covid-19, Công ty Đại Phong đã thể hiện sự linh hoạt và nhạy bén khi giành được 10 gói thầu giá trị, trong đó có những dự án quy mô lớn tại Nam Định, Phú Thọ và Bình Dương.

Vào tháng 10/2021, tại gói thầu thi công xây dựng giai đoạn 1 thuộc dự án Xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, gói thầu này có giá mời thầu là 1.004,8 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Đại Phong (liên danh chính) - Công ty CP Tập Đoàn Thuận An - TAG - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập với giá 1.001,7 tỷ đồng. Trong khi đó, giá dự thầu của liên danh này là hơn 954 tỷ đồng. Như vậy, giá trúng thầu cao hơn 48,7 tỷ đồng so với giá dự thầu.

Đến tháng 11/2021, với vai trò thành viên liên danh, Công ty Đại Phong cùng với Công ty CP Xây lắp và Cơ khí Phương và Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập trúng gói thầu thi công xây dựng công trình thuộc dự án Đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái với giá 1.487,6 tỷ đồng. Gói thầu này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư và mời thầu.

Quảng cáo

Nhờ trúng những gói thầu “khủng”, uy tín và niềm tin dành cho Công ty Đại Phong tăng cao, giúp doanh nghiệp tiếp tục “bỏ túi” nhiều gói thầu nghìn tỷ trong năm 2023.

Cụ thể, tại An Giang, Công ty Đại Phong và liên danh được chỉ định thầu gói thầu thi công xây lắp công trình đoạn từ Km31+280 đến Km43+500 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1.

Gói thầu này có giá 2.276,4 tỷ đồng do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông và Nông nghiệp tỉnh An Giang làm chủ đầu tư. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty CP 471 - Công ty Đại Phong - Công ty CP Tập đoàn Thành Huy với giá trúng thầu 2.058,6 tỷ đồng theo Quyết định số 1913/QĐ-BQLDA ngày 28/8/2023 của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông và Nông nghiệp tỉnh An Giang.

Giá trúng thầu “kỳ lạ” tại nhiều gói thầu của Công ty Đại Phong

Theo thông tin thống kê cho thấy, thời gian qua, bên cạnh trúng nhiều gói thầu lớn, thì giá trị các gói thầu của Công ty Đại Phong có nhiều điểm khá bất thường.

Ví dụ như Bình Dương, Công ty Đại Phong cùng các đối tác đã xuất sắc giành được gói thầu trị giá hơn 1.850 tỷ đồng. Đó là gói thầu thi công xây dựng đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn đoạn từ Km45+000 đến Km51+280 thuộc dự án thành phần 5 Xây dựng Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương.

Ban đầu, gói thầu mời thầu trị giá 1.771,4 tỷ đồng nhưng giá dự toán tăng lên 1.854,7 tỷ đồng và giá trúng thầu là 1.852,8 tỷ đồng theo Quyết định số 263/QĐ-QLDA ngày 15/12/2023 của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh Bình Dương.

Thế nhưng, đây không phải lần đầu Đại Phong trúng những gói thầu dạng như thế. Tại một số gói thầu mà đơn vị này tham gia, giá trúng thầu cũng cao hơn giá mời thầu.

Cụ thể, tại gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị các cống xung yếu dưới đê tỉnh Nam Định do Ban Quản lý Dự án Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư, gói thầu này có giá mời thầu 97.145.800.000 đồng, giá dự toán 99.392.337.000 đồng, và giá trúng thầu là 99.216.558.000 đồng theo Quyết định số 2926/QĐ-SNN ngày 21/9/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Đại Phong - Công ty CP Xây dựng Công trình Nam Đô.

Tiếp đến là gói thầu thi công xây dựng công trình và cung cấp lắp đặt thiết bị tại dự án Xây dựng tuyến đường kết nối QL.38B đến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Lý Nhân làm chủ đầu tư. Liên danh Công ty Đại Phong - Công ty TNHH Hà Phương đã trúng thầu. Giá gói thầu và giá dự toán là 167.885.063.000 đồng; giá trúng thầu là 183.732.187.000 đồng, cao hơn giá dự toán 15.847.124.000 đồng, tương đương cao hơn 8,63%.

Hay tại gói thầu thi công xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp một số đoạn đê xung yếu trên tuyến đê sông tỉnh Nam Định do Ban Quản lý Dự án Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư, giá gói thầu và giá dự toán là gần 144 tỷ đồng; giá dự thầu là 134,6 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu là Công ty Đại Phong với giá trúng thầu là 143,8 tỷ đồng theo Quyết định số 3383/QĐ-SNN ngày 26/10/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định.

Mối liên hệ giữa Đại Phong và Tập đoàn Thuận An?

Tại gói thầu nghìn tỷ thi công xây dựng giai đoạn 1 thuộc dự án Xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. Liên danh Công ty Đại Phong (liên danh chính) - Công ty CP Tập Đoàn Thuận An - TAG - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập đưa ra giá dự thầu là hơn 954 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trúng thầu là 1.001,7 tỷ đồng, cao hơn 48,7 tỷ đồng so với giá dự thầu.

Đôi nét về Công ty CP Hạ tầng Đại Phong của ông Trần Quang Đại

CTCP Xây dựng hạ tầng Đại Phong tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Đại Phong, được thành lập từ năm 1999. Đến năm 2004, chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty cổ phần, trong đó ông Trần Quang Đại (sinh năm 1973) là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty.

Công ty hoạt động trên 5 lĩnh vực chủ chốt gồm: xây dựng cơ bản; kinh doanh vật liệu xây dựng; khai thác kinh doanh khoáng sản; bất động sản công nghiệp và bất động sản đô thị.

Cổ đông sáng lập Công ty Đại Phong gồm ông Trần Quang Đại góp 16,5 tỷ đồng (82,5%), ông Trần Quang Vấn góp 2 tỷ đồng (10%), và ông Trần Quang Nguyện góp 1,5 tỷ đồng (7,5%).

Sau khi tham gia đấu thầu (ngày 12/07/2016), Công ty Đại Phong liên tục tăng vốn điều lệ. Cụ thể, cuối tháng 3/2017, Công ty Đại Phong tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng. Trong đó, ông Trần Quang Đại góp 326,5 tỷ đồng (93,3%), ông Trần Văn Vấn góp 11,5 tỷ đồng (3,3%), và ông Trần Văn Nguyện 12 tỷ đồng (3,4%). Đến tháng 9/2017, Công ty Đại Phong tăng vốn điều lệ lên mức 700 tỷ đồng.

Từ năm 2016 đến nay, Công ty Đại Phong đã tham gia 67 gói thầu, trúng 60 gói, trượt 4 gói, 2 gói chưa có kết quả, và 1 gói bị hủy. Tổng trị giá trúng thầu hàng nghìn tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu trên 95%.

Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt và tỷ lệ trúng thầu cao, Công ty Đại Phong đã phát triển lớn mạnh sánh vai cùng các "ông lớn" trong lĩnh vực xây dựng - hạ tầng như Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi, Tập đoàn Phúc Lộc hay Tập đoàn Xuân Trường... để tham gia đấu thầu các gói thầu từ Bắc vào Nam.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp dệt may kín đơn hàng quý I

Dệt may Thành Công (TCM) đã kín đơn hàng quý I, đang tiếp nhận đơn hàng cho quý II và bắt đầu nhận đơn cho quý III. Riêng trong tháng 1, doanh thu của TCM tăng 3% và lợi nhuận tăng 13%.

Thị trường xuất khẩu ấm dần, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 2 - 3 chữ số Vừa phá kỷ lục doanh số 2023, DN dệt may gia công cho Decathlon, Adidas... "bất ngờ" giảm 42% lãi, về mức thấp kỷ lục 1 năm

Gã khổng lồ Foxconn thâu tóm Goertek Electronics Vietnam

Theo thỏa thuận, New Wing sẽ đầu tư 50 triệu USD để sở hữu 25% vốn điều lệ của Goertek Electronics Vietnam Co.Ltd, và và 75% vốn do công ty con khác của Foxconn Interconnect Technology (FIT) nắm giữ.

Loạt “đại bàng” Apple, Foxconn, Samsung… tìm cơ hội tại Việt Nam: Chủ các KCN lao vào cuộc đua thu hút FDI 16 đơn vị tại Việt Nam giúp Foxconn có lợi nhuận 7.500 tỷ đồng: Mảng kinh doanh nào thu lợi lớn nhất?

Báo lãi lớn, Cảng Đồng Nai (PDN) tạm ứng cổ tức 2024 đợt 1 với tỷ lệ 20% băng tiền mặt

Ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong năm 2024, Cảng Đồng Nai (PDN) sẽ chi trả cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt cho cổ đông.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030

Lãnh đạo MWG khẳng định quyết tâm đưa Bách Hóa Xanh đạt mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2030 và cho rằng đây là mục tiêu khả thi trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển từ kênh truyền thống sang hiện đại đang là xu thế tất yếu.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Dự án Lakeview City của Novaland được tháo gỡ pháp lý từ ngày 1/4/2025

Dự án Lakeview City của Novaland chính thức được tháo gỡ khó khăn trong việc xác định thời điểm tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng liên quan đến dự án này ngay trong năm 2025.

Vừa báo lỗ kỷ lục, Novaland tiếp tục chi hơn 5.100 tỷ đồng mua lại trước hạn 15 lô trái phiếu Hàng trăm nghìn lượt khách đến du xuân tại các đô thị nghỉ dưỡng của Novaland

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR

Với việc đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu SCR, Công ty CP Khu công nghiệp Thành Thành Công dự kiến nâng sở hữu tại TTC Land từ 5,4 triệu cổ phiếu lên thành 8,4 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 2% vốn.

TTC Land hoàn tất phát hành gần 35 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ Hậu tăng vốn, TTC Land tiến gần hơn đến tham vọng mở rộng sang bất động sản công nghiệp

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

HĐQT Bất động sản An Gia (mã AGG) thông qua việc dừng triển khai phương án chào bán hơn 40,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với lý do tình hình thị trường chưa phù hợp, cần đảm bảo lợi ích của cổ đông.

Bộ Xây dựng sẽ thanh, kiểm tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024