Kỳ vọng chính sách Fed thay đổi khi lạm phát Mỹ cao vượt kỳ vọng

Lạm phát tại Mỹ tháng 1/2023 cao hơn so với tính toán trước đó khiến nhiều thành viên thị trường tài chính phải điều chỉnh lại những dự báo của mình.

Khởi đầu năm 2023, lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng khi mà chi phí nhà ở, khí đốt và nhiên liệu gây sức ép lên cuộc sống của người tiêu dùng, theo Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Ba.

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ, chỉ số đo lường diễn biến giá cả nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, tăng 0,5% trong tháng 1/2023, như vậy so với cùng kỳ năm trước, chỉ số tăng 6,4%. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones đã dự báo về mức tăng lần lượt đạt 0,4% và 6,2%.

Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá tiêu dùng lõi CPI tăng 0,4% trong tháng gần nhất và 5,6% so với cùng kỳ, trong khi đó các chuyên gia dự báo về mức tăng lần lượt 0,3% và 5,5%.

Thị trường tài chính Mỹ lập tức đã có phản ứng sau khi thông tin về chỉ số giá tiêu dùng được công bố, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm ước tính khoảng 200 điểm vào lúc mở cửa và sau đó giảm đi.

Chi phí nhà ở tăng cao chiếm khoảng nửa trong mức tăng tháng của chỉ số CPI, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố. Yếu tố này chiếm khoảng hơn 30% trong chỉ số, nó tăng 0,7% trong tháng và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số CPI đã tăng 0,1% trong tháng 12/2022.

Chi phí năng lượng tăng cũng là một cấu thành quan trọng, chi phí năng lượng tăng lần lượt 2% và 8,7% so với cùng kỳ năm trước còn chi phí thực phẩm tăng lần lượt 0,5% và 10,1%.

Chi phí giá cả tăng cao đồng nghĩa thu nhập thực của người lao động giảm đi. Mức lương trung bình theo giờ hạ 0,2% trong tháng và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của BLS.

Quảng cáo

Dù rằng mức tăng của giá cả đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây, số liệu công bố vào tháng 1/2023 cho thấy lạm phát hiện vẫn là một yếu tố quan trọng trong kinh tế Mỹ hiện vốn đang đương đầu với rủi ro suy thoái trong năm nay.

Thực tế này diễn ra bất chấp những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Fed. Ngân hàng Trung ương Mỹ đã nâng lãi suất 8 lần kể từ tháng 3/2022 khi mà lạm phát vào mùa hè năm ngoái lên mức cao nhất trong 41 năm.

“Lạm phát đang hạ nhiệt nhưng thực tế con đường dẫn đến lạm phát thấp hơn sẽ không suôn sẻ. Fed sẽ không đưa ra quyết định dựa trên chỉ một báo cáo mà rõ ràng hiện đang xuất hiện ngày một nhiều rủi ro tăng dần về khả năng lạm phát sẽ không hạ nhiệt đủ mạnh theo mong muốn của Fed”, chuyên gia kinh tế trưởng tại tổ chức LPL Financial – ông Jeffrey Roach khẳng định.

Những ngày gần đây, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – ông Jerome Powell đã nói về các yếu tố làm suy giảm lạm phát, tuy nhiên con số lạm phát vào tháng 1/2023 cho thấy Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn còn nhiều việc phải làm.

Hiện đang có một số thông tin tốt trong báo cáo. Chi phí dịch vụ y tế giảm 0,7%, chi phí giá vé máy bay giảm 2,1% còn giá cả các thiết bị đã qua sử dụng giảm 1,9%, sau khi điều chỉnh với yếu tố mùa vụ. Giá trứng trong khi đó tăng 8,5% và trong năm vừa qua tăng đến 70,1%.

Chi phí nhà ở tăng cao không khỏi giúp cho lạm phát được kiềm chế dù rằng những con số này được kỳ vọng sẽ giảm trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Điều này lý giải cho việc tại sao một số quan chức của Fed, trong đó có ông Powell, cho biết họ đang cân nhắc đến chỉ số lạm phát lõi trong việc quyết định hướng diễn biến chính sách. Chỉ số lạm phát lõi tăng 0,2% trong tháng 1/2023 và tăng 4% so với 1 năm trước.

Thị trường kỳ vọng Fed trong hai cuộc họp chính sách lần tới vào tháng 3 và tháng 5/2023 sẽ nâng lãi suất cho vay qua đêm khoảng nửa điểm phần trăm từ ngưỡng 4,5% đến 4,75% hiện tại. Như vậy các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có thời gian để xem xét đến tác động kinh tế từ việc siết chặt chính sách tiền tệ trước khi quyết định sẽ diễn biến chính sách như thế nào. Nếu lạm phát không giảm, nhiều khả năng sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua