Không rút khỏi Việt Nam, cả chục nghìn tỷ bán ròng của khối ngoại đã lặng lẽ 'chảy' vào một nơi bất ngờ

Việc mua cổ phần phát hành thêm được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến các quỹ ngoại lớn phải bán đi một số khoản đầu tư đang nắm giữ.

74 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam trong năm 2024 đã huy động lượng vốn 63.830 tỷ đồng từ thị trường cổ phiếu, thông qua các hình thức bao gồm phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, phát hành cho nhân sự (ESOP) và hoán đổi nợ thành vốn cổ phần.

Khối ngoại chi 14.900 tỷ đồng để mua cổ phần phát hành thêm

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đã chi ra 14.900 tỷ để “bơm” cho doanh nghiệp Việt từ các kênh phát hành nói trên.

Con số 14.900 tỷ được tính từ các thương vụ đã hoàn tất. Ngoài ra, còn 5 thương vụ đang được tiến hành, với tổng số vốn huy động dự kiến hơn 3.600 tỷ, thuộc về Bảo hiểm Quân đội (MIG), Thép Nam Kim (NKG), Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí-Long Sơn (PXL), Taseco Land (TAL), CTCK Guotai Junan Việt Nam (IVS).

Đích đến của 14.900 tỷ đồng nằm ở đâu?

Việc mua cổ phần phát hành thêm được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến các quỹ ngoại lớn phải bán đi một số khoản đầu tư đang nắm giữ, góp phần vào 90.000 tỷ bán ròng trong 11 tháng đầu năm.

Ngoại trừ thương vụ tại CTCP Tập đoàn Masan (MSN) và CTCK Phú Hưng (PHS) là 2 trường hợp ghi nhận lượng vốn lớn huy động từ những quỹ ngoại mới, thì các thương vụ còn lại chủ yếu là giao dịch của những quỹ ngoại đã đầu tư nhiều năm trên TTCK Việt Nam mà "sôi nổi" nhất là Dragon Capital hay Pyn Elite Fund.

Thực tế, để có tiền tham gia vào các đợt phát hành này, Dragon Capital, Pyn hay nhiều quỹ khác đã phải bán cổ phiếu trên sàn.

Ước tính cho thấy khoảng 9-10 nghìn tỷ đồng bán ròng tức khoảng hơn 10% giá trị bán ròng trong năm thực chất đã quay lại thị trường qua kênh chào bán - và con số này không được tính vào giá trị mua/bán trên sàn của khối ngoại.

Thương vụ lớn nhất: 6.339 tỷ cho Masan từ Bain Capital

Vào tháng 4, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đã bán khoảng 74,6 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với giá 85.000 đồng/cp và thu về 6.339 tỷ đồng (tương đương với khoảng 250 triệu USD).

Quảng cáo

2 nhà đầu tư nước ngoài là BCC Meerkat và BCC Meerket II đã mua toàn bộ số cổ phiếu này. Đây là quỹ thuộc Bain Capital, quỹ đầu tư tư nhân quốc tế với tổng tài sản quản lý khoảng 180 tỷ USD, thành lập vào năm 1984.

Thông tin Bain Capital rót vốn vào Masan đã được phát đi từ tháng 10/2023, được cho biết là thương vụ đầu tư đầu tiên của họ tại Việt Nam. Đồng thời, đây là giao dịch vốn đầu tư cổ phần, không có cơ cấu phòng vệ giá hoặc vay cổ phiếu MSN.

Bain Capital ban đầu công bố đầu tư 200 triệu USD nhưng sau đó đã nâng số tiền đầu tư lên 250 triệu USD. Sau khi mua thành công, Bain Capital nâng sở hữu tại Masan lên 4,9%.

6.000 tỷ đồng được rót vào nhóm Công ty chứng khoán

Số tiền lớn nhất mà NĐT nước ngoài chi ra thuộc về vụ phát hành riêng lẻ của CTCK Vietcap (mã chứng khoán VCI).

Cụ thể, tháng 11/2024, Vietcap phát hành thành công 143,63 triệu cổ phiếu với giá 28.000 đồng/cp, thu về hơn 4.000 tỷ đồng. Trong đó NĐT nước ngoài mua 74,07 triệu cổ phiếu tương ứng hơn 2.000 tỷ đồng. PYN Elite Fund – NĐT chưa sở hữu VCI – đã mua nhiều nhất với 21,5 triệu đơn vị (tương đương 2,99% vốn điều lệ), tức chi ra hơn 600 tỷ đồng.

Cũng thực hiện qua hình thức phát hành riêng lẻ là chứng khoán Phú Hưng (mã PHS). 50 triệu cổ phiếu đều được bán giá 10.000 đồng cho 4 nhà đầu tư nước ngoài đang là cổ đông hiện hữu, thu về 500 tỷ.

Trong khi đó, các CTCK khác như Chứng khoán Tp.HCM (mã HCM), chứng khoán SSI (mã SSI), chứng khoán MB (mã MBS), chứng khoán VNDIRECT (mã VND), chứng khoán VIX (mã VIX) và CTCK Tiên phong (mã ORS) đều thực hiện các vụ phát hành cổ phần (ra công chúng, riêng lẻ, ESOP) để thu về ít nhất 1.000 tỷ đồng trong năm qua.

Tổng cộng, NĐT nước ngoài đã rót vào gần 6.000 tỷ đồng cho nhóm CTCK.

1.277 tỷ cho nhóm doanh nghiệp bất động sản

Nhiều công ty bất động sản thực hiện huy động vốn trong năm nay, nhưng chỉ có 5 công ty thu hút được vốn từ khối ngoại, đó là Nhà Khang Điền (KDH), Đất Xanh (DXG), Phát Đạt (PDR), CTCP Phát triển Hạ tầng kỹ thuật (IJC), Sonadezi Châu Đức (SZC). Tổng số vốn huy động được là 1.277 tỷ đồng

Nhà Khang Điền phát hành riêng lẻ thành công hơn 110 triệu cổ phiếu với giá 27.250 đồng vào tháng 7/2024. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua 30,8 triệu đơn vị, tương đương 840 tỷ đồng, đến từ các quỹ quen thuộc như Dragon Capital, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust – quỹ đầu tư của Samsung.

Nhà Khang Điền là công ty BĐS huy động được số vốn ngoại lớn nhất trong nhóm. Trong khi đó, Tập đoàn Đất Xanh tuy đứng thứ 2 về lượng vốn hút được, nhưng chỉ có 232 tỷ đồng.

Cụ thể, Đất Xanh bán khoảng 101,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp vào tháng 1 (thu về 1.220 tỷ đồng). Nhà đầu tư nước ngoài mua 19,3 triệu đơn vị.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Bách hóa Xanh nói gì về việc giá đỗ ngâm hóa chất được bán tại các cửa hàng ở Đắk Lắk?

Bách hóa Xanh thông tin, hiện chuỗi này đã thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp Lâm Đạo, cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.

Vì sao Bách Hoá Xanh lại chần chừ trong quyết định Bắc tiến? Mang về gần 122.300 tỷ đồng sau 11 tháng, Thế Giới Di Động tiến sát mục tiêu doanh thu năm

Mang về gần 122.300 tỷ đồng sau 11 tháng, Thế Giới Di Động tiến sát mục tiêu doanh thu năm

Lũy kế 11 tháng năm 2024, Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 122.298 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023 và đã thực hiện được 98% kế hoạch cả năm.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Lâm Đồng chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu du lịch 4.000 ha của Tập đoàn TH

Ông Trần Hồng Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 23/12 đã ký Văn bản số 11250/UBND-KH1 gửi các đơn vị liên quan về việc khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư trọng điểm có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng Nhu cầu tìm kiếm bất động sản giá 5-10 tỷ đồng tại TP.HCM cao gần gấp đôi Hà Nội

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản giá 5-10 tỷ đồng tại TP.HCM cao gần gấp đôi Hà Nội

Theo dữ liệu mới nhất của Batdongsan.com.vn, trong tháng 11/2024, xu hướng nhu cầu tại 2 thị trường là Hà Nội và TP.HCM đã có sự phân hóa nhất định. Với các sản phẩm có giá trị khoảng từ 5-10 tỷ đồng, nhu cầu tìm kiếm tại TP.HCM cao gần gấp đôi tại Hà Nội.

Ngành bất động sản cho thấy dấu hiệu thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào đón đầu "làn sóng"? Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản nhà ở Hà Nội năm 2025

Đâu là dự án bất động sản đang được thị trường hấp thụ tốt nhất tại Nam Sài Gòn?

Ngày 14/12 vừa qua, Phú Long tổ chức sự kiện “Đất lành hoa nở” thu hút gần 1.000 lượt khách tham quan, tìm hiểu dự án Essensia Sky – Tháp đôi căn hộ đầu tiên trong quần thể dự án xanh – sức khỏe Essensia Nam Sài Gòn.

TP. Hồ Chí Minh công bố danh mục 16 dự án bất động sản thu hút đầu tư Hà Nội họp bàn gỡ vướng loạt dự án bất động sản lớn

Hà Nội họp bàn gỡ vướng loạt dự án bất động sản lớn

Chiều ngày 24/12, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của thành phố đã chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hà Nội.

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách" Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới

Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Ngày 7/1/2025 tới đây, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 24:5. Giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phần, số tiền huy động về dự ki

Dragon Capital mua 2,35 triệu cổ phiếu DXG, nâng sở hữu lên 11%

Telegram lần đầu có lãi sau 3 năm, doanh thu trên đà vượt qua 1 tỷ USD

Telegram hiện đang giải quyết các rắc rối pháp lý bằng cách kiểm soát nội dung chặt chẽ hơn. Công ty cũng đã trả được một “khoản tiền có ý nghĩa” trong tổng số nợ của mình.

Một đồng tiền số bị thổi bay hàng tỷ USD vốn hoá sau khi CEO Telegram bị bắt Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ