Không phải tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp, đâu là động lực giúp thị trường chứng khoán tăng điểm?

Động lực đi lên của thị trường là xu hướng hạ nhiệt của lãi suất, không phải tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó, lãi suất có tiếp tục hạ nhiệt hay không là yếu tố then chốt để quyết định thị trường vượt ngưỡng 1.200 điểm, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS cho biết.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong Tiêu điểm chứng khoán do Chứng khoán MB (MBS) tổ chức, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng MBS cho rằng dòng tiền “khoẻ” giúp thị trường duy trì đà tăng. Minh chứng là nhịp điều chỉnh diễn ra rất nhanh, thậm chí đảo chiều từ sắc đỏ sang xanh ngay trong phiên giao dịch.

Theo ông Tuấn, định giá thị trường không còn quá rẻ khi nhiều nhóm cổ phiếu tăng mạnh, bản chất của thị trường chứng khoán là hưng phấn quá đà, bi quan cũng thái quá.

Dự báo thị trường chứng khoán thời gian tới, ông Tuấn cho rằng thị trường vẫn tiếp tục xu hướng đi lên song dòng tiền không quá dồi dào nên sẽ chọn lọc kỹ lưỡng hơn. Dù vậy, vị chuyên gia vẫn giữ nguyên quan điểm VN-Index có thể tiến lên 1.200 điểm trong 2023.

“Động lực đi lên của thị trường năm nay là xu hướng hạ nhiệt của lãi suất, không phải tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó, lãi suất có tiếp tục hạ nhiệt hay không là yếu tố then chốt để quyết định thị trường vượt ngưỡng 1.200 điểm”, ông Tuấn nói. Ông Tuấn cũng đề cập đến những lý do là lực cản cho thị trường như bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, tăng trưởng lợi nhuận dù có thể tạo đáy nhưng khó hồi phục mạnh mẽ. Dòng tiền khó hút vào mạnh đẩy giá cổ phiếu tăng quá cao khi kết quả kinh doanh kém ấn tượng.

Bên cạnh đó, để thị trường tăng mạnh về mức điểm số 1.400-1.500 điểm ước tính cần thêm 30% lượng tiền “bơm” vào thị trường, tương đương xấp xỉ 42.000 tỷ/phiên. “Năm nay khả năng cao thanh khoản trung bình có thể đạt tối đa trên 20.000 tỷ, do đó mức dự báo VN-Index xấp xỉ 1.200 điểm là hợp lý”, ông Tuấn nói thêm.

Với từng nhóm cổ phiếu, ông Tuấn cho biết, nhóm bán lẻ tăng 8% trước kỳ vọng kết quả kinh doanh đã thực sự tạo đáy và chuẩn bị đi lên. Dù vậy, chuyên gia đánh giá kỳ vọng cho nhóm này hơi xa so với dự báo kết quả kinh doanh trong thời gian tới.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán dù chững lại nhưng vẫn trong xu hướng đi lên trước kỳ vọng thị trường tiếp tục cải thiện về thanh khoản, dòng tiền margin, tự doanh,… Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu chứng khoán đã tiệm cận P/B 2 lần.

Dù lợi nhuận dự báo đã tạo đáy và đi lên song còn cách rất xa đỉnh, trong khi đó nhiều công ty chứng khoán có thể gặp khó khăn mạnh tay đầu tư mảng trái phiếu doanh nghiệp. Xét trên góc độ đầu tư, vị chuyên gia cho rằng nhóm chứng khoán đã có dấu hiệu đắt đỏ hơn đáng kể.

Đối với nhóm ngân hàng, ông Tuấn cho rằng có sự phân hoá nên nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, một số nhóm như dầu khí, dịch vụ đi lên theo đà tăng của thị trường.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE