Khối ngoại bán ròng 4 phiên, VN-Index trở lại trạng thái phân hóa

Sau phiên giao dịch khởi sắc, dòng tiền đã không duy trì được sự hứng khởi. Thiếu đi sự dẫn dắt của Bluechips, VN-Index phải đối mặt ngay với trạng thái phân hóa.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Số liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã được công bố trước số liệu về CPI. Theo đó, giá trị xuất khẩu có tháng thứ 2 liên tiếp tăng trưởng với tốc độ 8,5% trong khi nhập khẩu giảm 7,9%. Tác động tới các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên hôm nay là trái chiều. Trong khi 3 chỉ số hàng đầu của Trung Quốc là Hang Seng (-2,26%), CSI 300 (-0,86%), SHCMP (-1,1%) đều giảm điểm thì VN-Index (+0,18%), NIKKEI 225 (+1,01%) lại tăng điểm.

Khối ngoại bán ròng hơn 230 tỷ đồng trên HoSE

Dòng tiền ngoại sau sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đầu tháng 5 cho đến lúc này vẫn chưa có tín hiệu quay lại thị trường. Phiên hôm qua, khối ngoại chỉ bán ròng chưa đến 15 tỷ đồng nhưng sang hôm nay, giá trị bán lại bị mở rộng ra, đạt hơn 230 tỷ đồng trên HOSE.

Các cổ phiếu bị bán ra một cách dàn trải như CTG (-55,5 tỷ đồng), KBC (-26,4 tỷ đồng), NLG (-23,8 tỷ đồng), SSI (-14,1 tỷ đồng), VND (-13,23 tỷ đồng), VCB (-11,94 tỷ đồng)… cho thấy có bóng dáng của các quỹ ETFs.

Tiền nội vẫn đang nắm giữ sự chủ động nhưng vẫn chưa thực sự có được tâm lý ổn định. Sau một phiên giao dịch sôi động, thanh khoản của HOSE lại rơi xuống dưới mức bình quân 20 phiên, đạt 502,51 triệu đơn vị khớp lệnh. Đây mức giao dịch không quá thấp nhưng lại cản trở việc phát triển xu hướng tích cực vừa được manh nha.

Nhiều nhịp đảo chiều liên tục từ sau 13h chiều

Chốt phiên giao dịch, VN-Index vẫn tăng 0,33 điểm lên 1.053,77 điểm (+0,03%). Trạng thái của chỉ số đã lấy lại được đường MA20 sau hơn 2 tuần đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn.

Các nhân tố đóng góp chính là BID (+0,9%), GAS (+1,1%), HPG (+0,9%) nhưng thực tế biên độ của các cổ phiếu này cũng chưa thực sự thuyết phục. Rổ VN30 chốt phiên vẫn có số mã giảm nhỉnh hơn với 15/30 giảm.

Gần như trong cả phiên, nhà đầu tư vẫn chờ đợi những tín hiệu quyết liệt hơn từ các cổ phiếu lớn nhưng các nỗ lực mạnh mẽ đều không xuất hiện. Biên độ tăng điểm của VN-Index trong phiên sáng còn rộng hơn so với phiên chiều. Vận động của VN-Index kể từ sau 13h là vô số các nhịp đảo chiều liên tục.

Nhóm Dầu khí có sự đồng đều nhất với nhiều mã tăng giá như GAS (+1,1%), PVD (+3,3%) và PVC (+3,1%), PVB (+2,9%), PVS (+0,8%) trên HNX. Tuy nhiên, sự hụt hơi của chỉ số chung cũng ít nhiều khiến giá đóng cửa không duy trì được mức tốt nhất trong phiên.

Các nhóm ngành Thép, Khu Công nghiệp, Nhựa, Chứng khoán chỉ có một số gương mặt nổi bật như NKG (+3,8%), HSG (+2,24%), KBC (+5,36%), AAA (+5,31%), VIX (+6,93%). Hiệu ứng nhóm ngành gần như là khá yếu nếu so sánh với Dầu khí.

Tổng cộng, HOSE có 48% mã tăng khi khép lại phiên. Giá trị giao dịch bao gồm cả thỏa thuận đạt 9.337 tỷ đồng.

Với 2 sàn còn lại, biên độ cũng rất hẹp, HNX-Index tăng 0,49% còn UPCoM-Index giảm 0,05%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

Chat với BizLIVE