Khẩu vị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thay đổi thế nào sau những biến động vừa qua

Thị trường trái phiếu vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có sự hồi phục khá chậm rãi. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững và minh bạch lâu dài. Đặc biệt, khẩu vị của nhà đầu tư trên thị trường đã có những chuyển biến tíc

Khẩu vị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thay đổi thế nào sau những biến động vừa qua

Thị trường hồi phục chậm nhưng theo hướng tích cực

Dữ liệu được Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, tính đến ngày công bố thông tin 31/10/2023, thị trường trong tháng 10 ghi nhận 18 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với tổng giá trị 20.826 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 209.150 tỷ đồng, gồm 25 đợt phát hành ra công chúng trị giá 23.768 tỷ đồng (chiếm 11,4% tổng giá trị phát hành) và 171 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 185.382 tỷ đồng (chiếm 88,6% tổng giá trị phát hành).

Theo giới chuyên gia, phát hành riêng lẻ vẫn là hình thức chính bởi trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều khó khăn thách thức, khẩu vị của nhà đầu tư đã có sự thay đổi sau những biến động lớn của thị trường thời gian trước đó. Mặc dù thị trường đang hồi phục chậm rãi nhưng khối lượng phát hành thành công đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng là con số đáng khích lệ, đặc biệt khi thị trường đang đi vào giai đoạn phát triển chiều sâu, tập trung về chất lượng.

Tâm lý của nhà đầu tư đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như giai đoạn trước, lãi suất là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi một bộ phận nhà đầu tư ồ ạt rót tiền vào các lô trái phiếu có lợi suất cao mà không chú ý đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thì nay, điều này đã hoàn toàn thay đổi, nhà đầu tư đã sẵn sàng tìm mua các trái phiếu có lãi suất thấp hơn thị trường 0,5-1% nhưng vẫn đảm bảo an toàn, mức sinh lời hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng.

Theo đó, nhà đầu tư đã chú trọng hơn đến nhà tư vấn phát hành trái phiếu, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ số kinh doanh, chỉ số tài chính…. Việc tìm hiểu dự báo của giới chuyên gia, nhất là của các tổ chức xếp hạng uy tín cũng được quan tâm hơn. Yếu tố lãi suất lúc này đã không còn là yếu tố chủ chốt trong quyết định của nhà đầu tư.

Khẩu vị thay đổi, nhà đầu tư tập trung các trái phiếu uy tín cao

Quảng cáo

Thực tế, trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại thu hút nhiều nhà đầu tư thời gian gần đây và sự quan tâm tập trung ở các tổ chức phân phối uy tín, đặc biệt là thực hiện tốt các cam kết với nhà đầu tư ngay trong giai đoạn khó khăn nhất.

Điển hình như tại Techcom Securities (TCBS) trong năm 2022, chưa có bất kỳ trái phiếu nào do công ty tư vấn bị chậm đáo hạn và trả lãi thanh toán. Năm 2022, hơn 75.000 tỷ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn ứng với trên 500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, TCBS cũng đã thực hiện thanh toán hơn 94.500 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Trong năm 2023, TCBS ra mắt loại trái phiếu iBond Protect được Ngân hàng Techcombank bảo lãnh thanh toán. Trong trường hợp tổ chức phát hành không thực hiện được nghĩa vụ đúng hạn, ngân hàng sẽ là bên bảo lãnh thanh toán trái phiếu, thực hiện trả đầy đủ gốc, lãi trái phiếu cho các trái chủ. Đây chính là hình thức đảm bảo uy tín nhất hiện nay cho nhà đầu tư. Lũy kế từ lúc sản phẩm ra mắt đến hết quý III/2023, đã có 7.344 tỷ đồng trái phiếu iBond Protect được phân phối thành công đến hơn 2.565 khách hàng cá nhân.

screenshot-2023-11-28-104453-9380.png
TCBS ra mắt loại trái phiếu iBond Protect an toàn với 4 tầng bảo vệ

Trải qua những biến động lớn trên thị trường, TCBS vẫn đang là đơn vị dẫn đầu về sự uy tín và chuyên nghiệp trong mảng tư vấn phát hành trái phiếu. Với khẩu vị rủi ro chặt chẽ, TCBS chỉ lựa chọn phân phối trái phiếu của những doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu Việt Nam với hoạt động kinh doanh lành mạnh, khả năng tài chính ổn định, chẳng hạn như nhóm trái phiếu thuộc Vingroup, Masan Group,…

Bên cạnh đó, việc minh bạch thông tin về trái phiếu cho nhà đầu tư cũng là điều hết sức cần thiết. Hiện nay tất cả các thông tin như báo cáo cập nhật thị trường, thông báo kỳ tính lãi, ngày thanh toán, lãi suất áp dụng, các điều khoản điều kiện mua trước hạn của trái phiếu, ngày đăng kỳ cuối cùng thực hiện trả lãi theo kỳ,… đều được TCBS công bố trên website của công ty, đồng thời có các thông báo bằng email, tin nhắn kịp thời, nhanh chóng tới khách hàng.

screenshot-2023-11-28-104546-9361.png
Nhà đầu tư được cập nhật đầy đủ thông tin minh bạch về trái phiếu trên TCInvest

Bởi yếu tố an toàn và minh bạch được đặt lên hàng đầu, khá dễ hiểu khi trái phiếu do TCBS phân phối thường không phải là những lô trái phiếu có lãi suất cao nhất thị trường. Tuy nhiên, mức lãi suất thấp hơn khoảng 0,5-1%/năm cũng không phải là vấn đề trong mắt nhà đầu tư hiện nay. Một khoản đầu tư có mức sinh lời đủ hấp dẫn và mức an toàn cao vẫn được đánh giá tốt hơn so với lợi nhuận cao nhưng thiếu sự chắc chắn.

Kết quả hoạt động trong 9 tháng đầu năm nay cũng chứng minh niềm tin của nhà đầu tư đối với TCBS nói riêng và đối với một môi trường đầu tư chuyên nghiệp, lành mạnh của trái phiếu doanh nghiệp. Doanh thu kinh doanh nguồn vốn và phân phối trái phiếu quý 3/2023 tăng trưởng ấn tượng 134% so với quý liền trước và 118% so với cùng kỳ năm ngoái. TCBS vẫn đang giữ vững thị phần số 1 về tư vấn phát hành trên thị trường với 61% (không bao gồm trái phiếu do các ngân hàng phát hành).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới