Kết quả kinh doanh quý 1/2023, Techcombank khẳng định khác biệt qua ba trụ cột cốt lõi

Quý 1/2023, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 424.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 11,2 triệu trong đó 68% khách hàng mới của Techcombank đến từ những nền tảng số.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023, Techcombank khẳng định khác biệt qua ba trụ cột cốt lõi

Cùng với sự tăng lên của lượng lớn khách hàng, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trong quý đầu năm đạt 5600 tỷ đồng, tăng 18,5% so với quý 4/2022, qua đó giúp ngân hàng tiến gần đến mục tiêu 22.000 tỷ đồng trong năm 2023.

Để đạt được kết quả như vậy, Techcombank đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng ba trụ cột “Số hóa – Dữ liệu – Nhân tài”, qua đó hướng tới tầm nhìn “Chuyển đổi số ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” trong giai đoạn 2021-2025 của mình. Ba trụ cột này cũng chính là chìa khóa, tạo ra sự khác biệt của Techcombank với các ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu tất yếu tại các ngân hàng.

Ba trụ cột tạo nên sự khác biệt cốt lõi

Tại Techcombank, trên tiến trình chuyển đổi số, ngân hàng đưa ra một chiến lược số hóa toàn diện “không thể sao chép” khi không chỉ tập trung vào việc đầu tư cho công nghệ mà còn xây dựng một hệ thống dữ liệu lớn cũng như thu hút và phát triển các nhân sự tài năng.

Trên thực tế, trong năm 2022, Techcombank đã hoàn thiện thành công những nền tảng số quan trọng như bổ sung 200 tính năng mới cho ứng dụng Techcom Mobile cho khách hàng cá nhân – đưa ngân hàng lên vị trí số 1 về chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS) trong quý 4 hay cho ra mắt ứng dụng trên thiết bị di động Techcombank Business cho khách hàng doanh nghiệp - cũng với nền tảng F@st EBank trên máy tính đã đóng góp tổng cộng 63% tổng lượng giao dịch trực tuyến của khách hàng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điểm nổi bật trong các sản phẩm số hóa của Techcombank chính là “bộ não dữ liệu” cho phép Techcombank “tư duy” như chính các khách hàng của mình. Techcombank đã thu thập thông tin về từng khách hàng, từ nhiều kênh và nguồn sinh thái của ngân hàng và lưu trữ chúng trong nền tảng dữ liệu (CDP) toàn diện, qua đó giúp ngân hàng đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, chuyển đổi từ cách làm việc thụ động sang chủ động và mang tính dự báo.

Một nhân tố vô cùng quan trọng khác để tạo nên sự bứt phá của Techcombank chính là chiến lược về phát triển con người. Nhận định về trụ cột “nhân tài” của Techcombank, đại diện lãnh đạo ngân hàng này đã tiết lộ: "Đó là những nhân sự đẳng cấp quốc tế, có kinh nghiệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính được đích thân Chủ tịch Techcombank mời về từ nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Bên cạnh đó là văn hóa làm việc máu lửa, sẵn sàng đón nhận thách thức lớn ở Techcombank – điều mà những nơi khác khó sao chép".

Quảng cáo

Tại Techcombank, ngân hàng luôn đưa ra các giải pháp để thu hút, phát triển và giữ chân những nhân sự tài năng nhất trong nước và quốc tế. Năm 2022, ngân hàng cũng thực hiện những cải tiến đối với hệ thống nhân sự để đo lường hiệu suất, phát triển sự nghiệp và trả lương đồng thời khen thưởng và công nhận xứng đáng đối với thành tích của nhân viên.

Nhờ việc thu hút và giữ chân nhân tài, Techcombank đã tạo ra các sản phẩm số hóa, và kho dữ liệu lớn. Ngược lại, Techcombank cũng ứng dụng chính các sản phẩm số hóa của mình, cùng với phương thức làm việc linh hoạt (agile) để xây dựng môi trường làm việc số hóa toàn diện, tạo ra năng suất lao động cao. Năm 2022, Techcombank tiếp tục là ngân hàng có năng suất lao động của nhân viên cao nhất toàn ngành khi mỗi nhân viên của Techcombank đem về cho ngân hàng hơn 2 tỷ đồng.

Bức tranh sáng trong năm 2023

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, lãnh đạo Techcombank cho biết, ngân hàng đang ở thời điểm bùng nổ trong quá trình chuyển đổi. Trong 2 năm qua, ngân hàng đã tập trung vào việc xây dựng nền tảng, liên tục nâng cấp năng lực dữ liệu, nhờ vậy Techcombank hiện đã sẵn sàng chuyển mình, đem lại giá trị khách hàng độc đáo và khác biệt nhờ sức mạnh của 3 trụ cột kỹ thuật số, dữ liệu và nhân tài.

Ba trụ cột này càng thể hiện rõ vị trí và tầm quan trọng của mình trong kết quả kinh doanh quý 1/2023 của Techcombank. Cụ thể, trong quý đầu năm, Techcombank ghi nhận lượng khách hàng mới tăng thêm 424.000 người, nâng tổng số khách hàng lên 11,2 triệu. Trong đó, 68% khách hàng mới của Techcombank đến từ những nền tảng số.

Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1/2023 của Techcombank cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 238,4 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt 2,1 triệu tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng đã ứng dụng các công nghệ số của mình để đơn giản hóa quy trình thu hút và mở tài khoản cho các khách hàng doanh nghiệp, từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp tự thực hiện mở tài khoản online hoàn toàn đã tăng 7 lần so với thời điểm tháng 1/2023.

Kết thúc quý 1/2023, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với quý 4/2022 với các chỉ số tài chính đều tăng trưởng bền vững.

Tại ĐHĐCĐ, lãnh đạo ngân hàng cũng khẳng định: “Trong giai đoạn khó khăn như thế này mà Techcombank vẫn đầu tư mạnh vào công nghệ, tôi tin rằng niềm tin của nhà đầu tư, người tiêu dùng sẽ quay trở lại. Với nỗ lực lấy khách hàng làm trọng tâm, Techcombank tin rằng những đầu tư của ngân hàng sẽ mang lại giá trị cho cả khách hàng và cổ đông”.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Theo đánh giá từ Brand Finance, TPBank là một trong những đơn vị nổi bật với chiến lược thương hiệu đậm nét và cách làm truyền thông riêng biệt, bản sắc, hiệu quả, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng tại Việt Nam. Năm 2024, giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD, xếp hạng 23 trong 100 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank

Khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Thời đại chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải hòa nhịp bằng việc ứng dụng công nghệ trong vận hành và giao dịch tài chính. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài chính đa năng với m

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối