"Ì" nhất dòng Dầu khí, nhà đầu tư có nên kiên nhẫn với PVT?

Sóng cổ phiếu Dầu khí vẫn đang giữ được thành quả từ đầu năm 2023 khá tốt. Tuy nhiên, cổ phiếu PVT của Tổng Công ty Vận tải Dầu khí hầu như chưa nhập cuộc.

"Ì" nhất dòng Dầu khí, nhà đầu tư có nên kiên nhẫn với PVT?

PVT chưa bắt nhịp cùng sóng ngành Dầu khí

Dù thị trường đang có nhịp điều chỉnh và tích lũy, nhóm cổ phiếu Dầu khí cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang giữ được thành quả khá tốt. So với cuối năm ngoái, PVS đã tăng gần 18%, PVD tăng 13,2%, PVB tăng 17%, PVC tăng 23%, BSR tăng 16%.

Tuy nhiên, cổ phiếu PVT của Tổng Công ty Vận tải Dầu khí hiện lại đang là trường hợp cá biệt khi giảm hơn 7%. Trong 3 tháng kể từ đầu năm, PVT có tới 2 tháng giảm và mới đang trong tháng tăng giá đầu tiên của năm 2023.

Đây cũng là đặc tính "ì" của PVT bởi trong năm 2022, các cổ đông dài hạn của PVT cũng tránh được việc thiệt hại khi mức giảm của PVT chỉ là gần 9%, thấp hơn đáng kể so với mức giảm 18-20% của PVD, PVS. Thậm chí, PVB còn sụt giảm hơn 40% trong năm 2022.

pvt273-5859.png

Xét về xu hướng kỹ thuật, PVT đang có mẫu hình tích lũy "tam giác" khá tốt với đáy sau cao hơn đáy trước. Chuyển động giá đã có sự hội tụ khá chặt, chờ đợi một cú hích của dòng tiền. Nếu cổ phiếu này có thể bứt phá khỏi vùng giá 21.000 đồng/cổ phiếu, cơ hội sẽ được mở ra với mục tiêu hướng đến vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý tới kịch bản ở chiều ngược lại nếu đánh mất vùng giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, những vị thế mua mới sẽ chỉ nên giải ngân mang tính thăm dò. Các phiên đột biến về thanh khoản lẫn thị giá sẽ giúp xác nhận xu hướng của PVT.

Mảng vận tải là động lực chính cho tăng trưởng của năm 2023

Nhờ giá cước tàu chở dầu tăng, PVT tiếp tục cải thiện mảng hoạt động kinh doanh tàu chở dầu cốt lõi, tổng doanh thu quý 4/2022 tăng 17% so với cùng kỳ và 4,6% so với quý trước.

Quảng cáo

Đội tàu của PVT gồm 41 tàu, trong đó có 3 tàu chở dầu thô, 16 tàu chở dầu/hóa chất, 15 tàu chở LPG, 6 tàu chở hàng rời và một FSO. Trong đội tàu, 31 tàu và một FSO hiện đang hoạt động theo hợp đồng thuê tàu định hạn, trong khi 9 tàu hoạt động trong thị trường nội địa.

pvt273b-1725.png

Với xu hướng tăng gần đây của giá cước tàu chở dầu (cả thị trường spot và thị trường thuê tàu), doanh thu vận tải của PVT tăng tương ứng. Tốc độ chậm hơn do giá cước mới chỉ áp dụng cho hợp đồng thuê tàu định hạn tại thời điểm gia hạn (thời hạn thuê điển hình là sáu tháng đến một năm).

Tương tự như các hình thức thuê tàu khác, chủ tàu cho thuê chỉ hạch toán chi phí vốn, khấu hao, nhân viên của tàu chở dầu - chi phí nhiên liệu do bên đối tác chi trả. Do đó, doanh thu cho thuê tàu cao hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng đáng kể, như kết quả ghi nhận trong năm 2022.

Lợi nhuận gộp mảng vận tải cả năm đạt 1,3 nghìn tỷ đồng – đây là mức tăng đáng kể (+37%). Mặt khác, mảng FSO tương đối ổn định do giá cho thuê của FSO Đại Hùng Queen không thay đổi khi giá dầu trên 60 USD/thùng.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán CK SSI, nhu cầu đối với tàu chở dầu vẫn tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là sau khi lệnh trừng phạt đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga như dầu diesel hoặc naptha có hiệu lực vào ngày 5/2/2023.

Tuy nhiên, nhu cầu đã tăng đột biến khoảng một tháng trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực, khi người mua đổ xô mua các sản phẩm dầu mỏ trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực, dẫn đến giá cho thuê tàu đạt đỉnh vào tháng 1/2023 trước khi giảm 8% ngay sau đó. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn 133% so với mức quan sát được vào đầu năm 2022.

Do thị trường tàu chở dầu vẫn tiếp tục khan hiếm và căng thẳng địa chính trị vẫn chưa được giải quyết, SSI cho rằng giá cho thuê và giá giao ngay ở thị trường tàu chở dầu vẫn neo ở mức cao trong năm 2023. Nguồn cung tàu chở dầu mới dự kiến sẽ không có biến động ít nhất là trước năm 2025, do các tàu lớn mất từ 1,5-2 năm để đóng mới, trong khi lượng đặt hàng đóng tàu hiện tại dưới mức 4% đội tàu hiện tại.

Theo ước tính của SSI, PVT sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023 cùng với tăng trưởng kinh doanh cốt lõi, do giá cho thuê tàu cao sẽ được áp dụng cho cả năm 2023 thay vì nửa đầu năm 2022.

screenshot-2023-03-27-192250-1970.png

Theo dự báo của SSI, mảng vận tải vẫn ghi nhận tác động tích cực trong năm 2023 và doanh thu vận tải có thể tăng trưởng 13%. Động lực này sẽ giúp cho doanh thu của PVT tăng 10,1% trong năm 2023 và 3,1% trong năm 2024. Tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi (không bao gồm khoản lãi từ thanh lý tài sản) dự kiến đạt 18% trong năm 2023 và 5% trong năm 2024.

Theo Laodongcongdoan.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu