Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề, trong đó, có đại biểu đặt vấn đề xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) để thực hiện tốt vai trò trong quá trình tái cơ cấu cá

Chi trả tiền bảo hiểm là một trong những nhiệm vụ chính và quan trọng, thể hiện vai trò của tổ chức BHTG trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD.

Chi trả BHTG - khuyến nghị quốc tế

Nguyên tắc 15, Bộ Nguyên tắc cơ bản phát triển BHTG hiệu quả khuyến nghị một số tiêu chuẩn cơ bản nhằm cụ thể hóa những yêu cầu cần thiết để thực hiện chi trả kịp thời cho người gửi tiền. Trong đó, tổ chức BHTG có thể chi trả cho phần lớn người gửi tiền được bảo hiểm trong vòng 7 ngày làm việc.

Để chi trả cho người gửi tiền kịp thời, tổ chức BHTG cần được tiếp cận hồ sơ người gửi tiền, bao gồm quyền yêu cầu ngân hàng lưu giữ thông tin về người gửi tiền.

Bên cạnh đó, tổ chức BHTG cũng cần có quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra trước chi trả (ví dụ như kiểm tra tại chỗ độc lập hoặc cùng với cơ quan giám sát) về độ tin cậy của hồ sơ người gửi tiền, kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin và số liệu của tổ chức thành viên để đảm bảo độ tin cậy của những hồ sơ đó.

Nhằm đảm bảo việc chi trả được hiệu quả, kịp thời, tổ chức BHTG cũng cần có đủ nguồn lực và khả năng đáp ứng quá trình này, bao gồm: Nguồn lực tài chính và cán bộ được huấn luyện; hệ thống xử lý thông tin người gửi tiền chính xác; tài liệu hướng dẫn về thủ tục đóng cửa ngân hàng; kịch bản mô phỏng tình huống ngân hàng đóng cửa với sự tham gia của cơ quan giám sát và xử lý.

Trong trường hợp tổ chức BHTG không có quyền hành động như một cơ quan thanh lý, thì luật hoặc các quy định có liên quan phải bắt buộc cơ quan thanh lý phối hợp với BHTG để thực hiện quá trình chi trả.

Một số vướng mắc trong thực tiễn triển khai

Theo quy định tại Luật BHTG, nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt, hoặc văn bản chấm dứt áp dụng, hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, BHTGVN có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG.

Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, BHTGVN đã chi trả BHTG cho gần 1.800 người gửi tiền tại 39 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố. Việc đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ đã bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội tại các địa phương có QTDND bị đổ vỡ. Từ năm 2015 đến nay, BHTGVN không phải chi trả tiền gửi được bảo hiểm.

Tính đến ngày 31/7/2023, tổng nguồn vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam đạt hơn 102 nghìn tỷ đồng, quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt gần 96 nghìn tỷ đồng. Với nguồn lực tài chính tăng trưởng được tích lũy qua từng năm, BHTGVN có thể sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết đối với tổ chức tham gia BHTG có quy mô nhỏ và vừa; tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn trong quá trình triển khai công tác chi trả BHTG do quy định tại Luật BHTG chưa đồng bộ với quy định pháp lý tại các luật có liên quan, trong đó có Luật Các TCTD sửa đổi (2017).

Quảng cáo

Cụ thể, luật có thay đổi về thời điểm chấm dứt kiểm soát đặc biệt, về thời điểm NHNN có văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản… Điều này dẫn đến yêu cầu cần nghiên cứu thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tại Luật BHTG nhằm đảm bảo tính kịp thời, tránh gây áp lực lên hệ thống TCTD.

Hay như Luật Các TCTD sửa đổi chưa có quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm của BHTGVN, Chi nhánh NHNN, Ban Kiểm soát đặc biệt trong việc phối hợp: Kiểm soát tính hợp pháp của tiền gửi và tính lãi trả tiền bảo hiểm; xác định số tiền chi trả, xây dựng phương án chi trả trước khi kết thúc kiểm soát đặc biệt, phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm...

Quá trình triển khai nhiệm vụ chi trả tiền bảo hiểm những năm qua còn gặp khó khăn, do theo quy định của NHNN, trong thời gian kiểm soát đặc biệt vẫn được thực hiện hoạt động huy động vốn và cho vay. Tại một số QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi, có dấu hiệu chia nhỏ sổ tiết kiệm thành nhiều sổ dưới mức trả tiền bảo hiểm để được chi trả hết. Nhưng Luật BHTG lại chưa quy định việc tổ chức BHTG từ chối trả tiền bảo hiểm trong trường hợp phát hiện có hành vi trục lợi BHTG.

BHTGVN cũng chưa có quyền yêu cầu ngân hàng lưu giữ thông tin về người gửi tiền theo định dạng được yêu cầu, hay lấy được dữ liệu tiền gửi để chuẩn bị chi trả tại các giai đoạn trước khi xảy ra sự cố tại các tổ chức tham gia BHTG; chưa có kinh nghiệm chi trả cho người gửi tiền tại các ngân hàng, công tác mô phỏng tình huống chi trả cũng chưa được thực hiện thường xuyên… Đây chính là những rào cản khiến công tác chi trả chưa thể được thực hiện nhanh chóng, kịp thời như theo thông lệ quốc tế khuyến nghị.

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý

Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ Tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 xác định rõ vai trò ngày càng quan trọng của BHTGVN trong việc góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, tích cực tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD.

Tại Chiến lược, một trong những mục tiêu BHTGVN đề ra đó là phấn đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế kể từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đến năm 2025 là 30 ngày làm việc và đến năm 2030 là 15 ngày làm việc; qua đó góp phần giúp người gửi tiền được tiếp cận sớm với tiền gửi của mình khi tổ chức tham gia BHTG được xử lý.

Để đạt được mục tiêu trên, BHTGVN cho biết, đến năm 2025, tổ chức này sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động BHTG, bao gồm tham gia, phối hợp chặt chẽ với NHNN và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng Luật BHTG sửa đổi, bổ sung; hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD nhằm triển khai những quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức BHTG, bao gồm: Tăng cường năng lực tài chính cho tổ chức BHTG; đảm bảo ngăn chặn tình trạng trục lợi BHTG, trách nhiệm phối hợp giữa tổ chức BHTG và các cơ quan liên quan; tạo hành lang pháp lý để tổ chức BHTG tham gia thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi; quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo hướng chi trả sớm hơn để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền…

Bên cạnh đó, BHTGVN sẽ xây dựng kế hoạch dự phòng và diễn tập chi trả cho từng loại hình tổ chức tham gia BHTG; xây dựng sổ tay chi trả đối với từng loại hình tổ chức tham gia BHTG nhằm chuẩn hóa quy trình chi trả, đa dạng hóa các hình thức chi trả, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình chi trả nhằm rút ngắn thời gian chi trả thực tế.

Đặc biệt, đối với vấn đề nâng cao năng lực tài chính, BHTGVN cho biết sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp luật để tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2030 từ nguồn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm khẳng định cam kết của Nhà nước và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với chính sách BHTG, đảm bảo nguồn lực triển khai hiệu quả hoạt động BHTG.

Cùng với đó, đề xuất tăng cường năng lực tài chính thông qua việc cho phép tổ chức BHTG đa dạng hóa hình thức và danh mục đầu tư; bổ sung hình thức vay từ NHNN trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức BHTG không đủ để trả tiền bảo hiểm. Nghiên cứu thực hiện, bổ sung danh mục đầu tư gồm: Mua và bán trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; gửi tiền tại ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt; mua và bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt phát hành.

Đồng thời, xây dựng Đề án tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức BHTG tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm.

Quốc hội đang cho ý kiến vào các vấn đề quan trọng của dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi, trong đó, có các biện pháp can thiệp sớm. Như vậy, khi Quốc hội thông qua Luật Các TCTD, vai trò của BHTGVN trong tham gia tái cơ cấu các TCTD sẽ được nâng lên.

Ngoài ra, Luật BHTG với các nội dung được đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu được Quốc hội xem xét thông qua sớm trong thời gian tới sẽ tạo cơ sở pháp lý để tổ chức BHTG ngày càng nâng cao năng lực, tầm vóc; đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động; chủ động tham gia vào quá trình xử lý các TCTD yếu kém. Đặc biệt là hoàn thiện quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo hướng chi trả sớm hơn, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm

Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng hơn 38.000 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần từ 10/02 - 14/02 thông qua kênh thị trường mở, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm ở cả VND và USD.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?