Không có biến cố nào xảy ra với VN30, chỉ số suýt đóng cửa cao nhất phiên

Khoảng thời gian 15 phút cuối của phiên khớp lệnh liên tục và 15 phút của ATC hầu như không có rung lắc nào. VN30 và VN-Index thậm chí còn cơ hội để chốt ở mức cao nhất phiên.

Thị trường chỉ chùng lại đôi chút trong 10 phút đầu phiên chiều nhưng sau đó các cổ phiếu ở VN30 đều có tiền vào kéo. Trong khoảng thời gian từ 14h, áp lực bán giải chấp gần như không xuất hiện và tới cuối phiên khớp lệnh liên tục thì cũng không có bất kỳ một sự rung lắc nào xuất hiện. Suýt chút nữa, các chỉ số đã có thể đóng cửa ở mức cao nhất phiên nếu như các cổ phiếu lớn có sự phối hợp tốt hơn.

Dù sao, thành quả của phiên giao dịch vẫn gần là rất tốt, VN-Index tăng 2,8% lên 969,26 điểm. Ở nhóm VN30, ngoài VIC, HPG, GVR, STB thì VRE (+7%), VHM (+6,8%), MSN (+6,7%), KDH (+6,4%), SSI (+6,4%) cũng đều rướn thêm. Tổng cộng VN30 có 23/30 mã tăng giá.

Còn toàn HOSE là 397 mã tăng giá, tương đương độ rộng đạt 76% sắc xanh. Các nhóm ngành Chứng khoán, Bất động sản, Thép với sự hỗ hỗ trợ của mã đầu ngành đều có nhiều gương mặt tăng trần như HCM, HSG, NKG, SCR, NLG, TCH…

Thanh khoản đạt 724,46 triệu đơn vị, tương đương 11.416 tỷ đồng. Khối ngoại đã giải ngân 1.509 tỷ đồng trong đó riêng VN30 nhận được gần 1.270 tỷ đồng.

Còn HNX-Index tăng 2,4% lên 187,86 điểm, thanh khoản sàn đạt 74,73 triệu đơn vị, tương đương 797,05 tỷ đồng. Trong khi đó UPCoM-Index tăng 1,87% lên 66,54 điểm, thanh khoản đạt 402 tỷ đồng.

****

Với trạng thái ổn định của các cổ phiếu VN30, thị trường hầu như không có sự thu hẹp đáng kể nào về biên độ giao dịch. VN30 vẫn tăng 2,21% kéo VN-Index tăng 1,97% lên 961,46 điểm.

vnindex1711a20221117115824.jpg?rt=20221117154442 Diễn biến giao dịch sáng 17/11

Những cổ phiếu tăng mạnh nhất của VN30 như HPG, VIC, GVR vẫn đang tăng trên 6% còn STB dù có lực bán chốt lời cũng vẫn đang tăng 5%.

Hiện khối ngoại đang rất ưu tiên nhóm VN30 khi họ giải ngân 615 tỷ đồng, tương đương 98% giá trị mua ròng của toàn HOSE.

Quảng cáo
vn301711a20221117115823.jpg?rt=20221117121016

Số mã tăng trên HOSE vẫn đang có 351 mã, tương đương độ phủ của sắc xanh là 72% số mã trên sàn. Các mã tăng trần như VIX, NLG, NKG, GIL, SCR, FTS, HAG tiếp tục duy trì tới hết phiên sáng.

Thanh khoản như lưu ý đã không thể bắt kịp so với phiên sáng hôm qua khi đạt 364,47 triệu đơn vị, tương đương 5.256 tỷ đồng.

HNX-Index và UPCoM-Index vẫn đang đi theo sự dẫn dắt của HOSE khi tăng lần lượt tăng 1,98% và 1,16%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn này đang là hơn 650 tỷ đồng.

****

Các cổ phiếu đã hồi phục mạnh mẽ ngay trước ngày đáo hạn phái sinh. Vai trò của VN30 là rất rõ rệt trong việc phát tín hiệu cho thị trường và đến sáng nay rổ này vẫn giữ được sự hậu thuẫn cho thị trường với 27/30 mã đang tăng giá. VIC, STB đang ngấp nghé giá trần trong khi HPG, GVR đều đã được phe mua chất lệnh tại mức kịch biên độ.

Khá nhiều mã như SSI, MWG, KDH, HDB, VHM, TCB, MBB hiện đều tăng trên 3% và vẫn có thể mở rộng thêm biên độ nếu có thêm tiền của nhà đầu tư.

VN30 vẫn chỉ đang có vấn đề với NVL và PDR khi 2 cổ phiếu này chưa xoay sở được tiền để đối ứng. Khối lượng chất bán sàn của cả 2 lần lượt là 111,68 triệu cổ phiếu và 52,8 triệu cổ phiếu.

Với cả thị trường chung, các cổ phiếu vẫn tranh thủ tăng giá tiếp thể hiện qua số lượng mã tăng giá đã lên tới hơn 350 mã. Các mã tăng trần như HCM, LPB, HSG, VIX, NKG, PC1, FTS vẫn đang xuất hiện khá nhiều.

Nhóm Bất động sản nếu không tính 2 trường hợp NVL, PDR thì rõ ràng việc có nhiều cổ phiếu tăng trần như DXG, SCR, TCH, VPH, NLG cho thấy nhà đầu tư đã có sự chọn lọc thay vì tháo chạy diện rộng. VN-Index tính đến 10h30 đang tăng hơn 2% lên 964 điểm.

Xét về giá trị giao dịch, HOSE còn đang có sự nhỉnh hơn so với phiên sáng hôm qua tính đến thời điểm 10h30, đạt 3.937 tỷ đồng. Dù vậy, ở phiên hôm qua, cầu bắt đáy đã tham gia rất mạnh từ sau 10h30 nên sẽ tạo ra thử thách khá lớn cho cầu mua vào trong phần còn lại của phiên giao dịch dịch hôm nay.

Với HNX-Index, mức tăng cũng đang là trên 2% và đã tăng lên 188 điểm. Với diễn biến này, thị trường Việt Nam đang đi ngược lại với sắc đỏ chung của châu Á khi nhiều chỉ số giảm quanh mức 1%.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, có một số nhà băng đã điều chỉnh giảm, trái với xu hướng liên tục tăng trong thời gian gần đây trên thị trường.

Giá vàng đi xuống khi Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Agribank và chuyện hậu trường ngân hàng "Big 4" duy nhất chưa cổ phần hóa

Trong nhóm “Big 4” ngân hàng có vốn Nhà nước, Agribank hiện là cái tên duy nhất chưa hoàn tất cổ phần hóa. Dù “deadline” được Chính phủ đặt ra đang đến gần, nhưng những vướng mắc về pháp lý, tài chính và tổ chức vẫn khiến hành trình này trở nên chông gai.

Agribank có tân Phó Tổng Giám đốc Tăng trưởng tín dụng của Agribank đạt trên 9% Agribank báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng hơn 8%

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 vượt trên 16.700 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu hiệu quả thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank